Nền tảng của những cuốn sách thiêng là trật tự. Trật tự chỉ có một,
preegzisztens, có nghĩa là đã từng có trước kia và đang có, như thế gian này.
Trật tự là thứ tự nó điều chỉnh bản thân từ nó, là thứ liên tục sắp xếp và giữ
cho có trật tự.
Đấy là trật tự siêu hình (Ấn Độ, Trung Quốc), đấy là trật tự khách quan vũ
trụ (Orpheus), đấy là trật tự tôn giáo và đạo đức (Iran, Judea), là trật tự của
đời sống người ngày nay, trong vĩnh cửu (Thánh Kinh).
Nếu ý thức về trật tự bị đánh mất, xuất hiện hệ thống. Hệ thống là thứ
muốn trở thành trật tự, nhưng không được, nó luôn luôn đánh mất một cái gì
đó ở một nơi nào đó, và chính từ điều này nó thất bại.
Người định nghĩa tư tưởng này là Rudolf Kassner.
Ngôn ngữ của trật tự có thể nhận ra: không chứng minh (không ngụy
biện), mà tuyên bố (lời tuyên ngôn). Nhưng trong thời kì lịch sử, các nhà
nước, các xã hội, các tôn giáo, các thế giới quan và các nền triết học không
được tạo dựng bởi trật tự mà bởi hệ thống.
Ở châu Âu - trừ một vài nhà tư tưởng ngoại lệ - người ta chỉ xây dựng các
hệ thống. Các hệ thống của những tư tưởng tùy ý được xây dựng bằng các
dẫn chứng vô tận (ngụy biện, biện chứng) những điều ít nhất tại một vài nơi
đã chứng minh sự phi lí của nó và đã sụp đổ. Cho đến tận hôm nay chúng ta
vẫn đang sống trong những mảng đổ nát của toàn bộ các hệ thống.
Nếu một tư tưởng cần đến sự chứng minh, đấy là một tư tưởng kém cỏi,
Vauvenargues (nhà văn Pháp Luc de Clapiers Vauvenargues, (1715-1747))
đã nói.
Các nhà đạo đức không cần những thủ tục phiền toái để phát biểu họ
muốn gì. Bởi nếu như vậy từ các tác phẩm trào lộng (epigramma) của
Chamfort có thể xây dựng nên một hệ thống lớn như của Kant (Nicolas
Chamfort (1741-1794) nhà văn trào lộng Pháp nổi tiếng.).
Các nhà đạo đức muốn một thứ ngôn ngữ xác thực. Những nhà tiên tri
đạo đức tầm cỡ thế giới (Montaigne, Sebastian Frank, Erasmus, Pascal,
Kierkegaard, Lichtenberg, Nietzsche) đòi hỏi cái đang có. Không cần đến hệ
thống. Chỉ một câu là đủ.