nghĩa danh dự của kẻ cướp. Trong sự dựa dẫm lẫn nhau của những kẻ sống
bên ngoài cộng đồng lớn, sự cô đơn không bao giờ chấm dứt, bởi vậy họ cần
duy trì nghiêm khắc và không điều kiện những mối quan hệ ràng buộc lẫn
nhau.
Từ quan điểm này có thể hiểu rõ hơn những vấn đề của người Do Thái.
Sự đoàn kết Do Thái, sự hợp tác nghiêm khắc, không điều kiện của "nhóm
thiểu số", vị trí bắt buộc của những kẻ sống ngoài xã hội: chính là sự dựa
dẫm vào nhau của những kẻ cô đơn. Ở họ vấn đề tồn tại cùng nhau quan
trọng hơn cả, bằng mọi giá họ cần duy trì điều này, bởi họ không có vị trí
trong cộng đồng lớn, hoàn cảnh của họ nan giải, thiếu thốn, hay nói cách
khác nỗi nguy hiểm của sự cô đơn luôn luôn đe dọa họ.
Trong nỗi cô đơn của kẻ bị bệnh không có vai trò cùa xã hội, hay ngược
lại: bên cạnh người bệnh sự chia sẻ của xã hội rất rõ. Đến thăm bệnh nhân là
một hành vi xã hội. Ai bước đến bên cạnh giường người bệnh, kẻ đó mời gọi
người bệnh trở lại cộng đồng.
Nhưng hoàn cảnh của kẻ mắc bệnh thần kinh lại khác về bản chất. Những
sợi dây liên hệ xã hội của kẻ này vẫn tồn tại, nhưng số phận bắt buộc họ
sống trong một sự lưu đày tạm thời. Sự lưu đày này là hoàn cảnh bắt buộc
bên trong của người mắc bệnh thần kinh, và để chạy chữa, người ta "kệ",
không bắt họ tham dự vào những sự kiện của cuộc sống. Sự chiếu cố khiến
họ được yên. Chỉ những kẻ mạnh khỏe có thể nhập vào cuộc sống cộng
đồng: khả năng gia nhập cực kì cần thiết, còn ở những người bệnh thần kinh
khả năng này bị hư hoại.
Đặc điểm của bệnh thần kinh là sự suy giảm sức sống một cách chủ quan.
Nhìn từ quan điểm của cộng đồng: đấy là sự sợ hãi, sợ tiếp xúc với những
người khác. Kẻ mắc bệnh thần kinh ngu ngơ, không dám, im lặng, hỗn loạn,
sợ hãi, hay tưởng tượng và đầy lòng nghi ngờ. Mọi biểu hiện của nó đều tiêu
cực đối với cộng đồng; đấy là sự cắt đứt, sự xa lánh, sự biệt lập.
Người bệnh thông thường (còn gọi) là người bệnh khách quan, còn sự tù
đày bên trong của bệnh thần kinh là một cưỡng bức chủ quan. Khả năng