tham dự vào cộng đồng hoàn toàn biến mất khi sự chủ quan này xảy ra
thường xuyên: đấy là kẻ mắc bệnh thần kinh.
Từ những phân tích trên có thể thấy mối liên hệ tương tự nhau trong vai
trò của nhà tù với vai trò của nhà thương điên, trại giam bệnh viện và khu
điều dưỡng.
3.
Tất cả những vấn đề cô đơn trên đây vẫn có thể giải quyết được trong xã
hội, kể cả một xã hội nguyên thủy nhất. Kẻ bất lương, người bệnh, kẻ mắc
bệnh thần kinh trong một ngôi làng của người da đen châu Phi, hay trong
một thành phố thời Phục hưng hoặc trong thời đại ngày nay, nói chung hoàn
toàn giống nhau. Một cộng đồng lành mạnh có thể giải quyết mọi vấn đề
bằng các khả năng của nó.
Vấn đề chỉ bắt đầu trong một xã hội không phương cứu chữa với các con
bệnh cô đơn. Những biểu hiện biệt lập không nhất thiết nổi lên từ sai lầm
của con người hay của cộng đồng: một số người không hề là người bệnh, kẻ
bất lương, hay bị bệnh thần kinh mà vẫn bị bỏ rơi. Xã hội luôn có khuynh
hướng xếp những kẻ cô độc này vào những sự phân chia đã có sẵn. Kẻ nào
một mình, hoặc là kẻ bất lương, hoặc là người bệnh hoặc là kẻ điên.
Sự kết án sai lầm càng làm cho tình cảnh nặng hơn. Kẻ cô đơn cảm thấy
bản án vô lí bèn phản đối; cộng đồng không hiểu tại sao lại bị phản đối, và
thế là cộng đồng áp dụng những phương cách đã có sẵn hoặc cưỡng chế.
Con người và cộng đồng bắt đầu đối đầu nhau.
Từ các biệt lập này cần dập tắt mọi mâu thuẫn lợi ích. Trong các trường
hợp mâu thuẫn, quan điểm xã hội bằng mọi giá cần xác minh. Một con
người không đáng tin, kiêu ngạo, bất thường, hẹp hòi, muốn lợi dụng của
chung để thu lợi ích về cho mình nhưng lại tuyên bố đây là "quyền dành"
cho hắn, kẻ lợi dụng hoàn cảnh, muốn đạt đến những lợi thế vô luật bằng sự
mất dạy, trơ tráo, kẻ đó cần phải bị bỏ rơi.
Thời nay mẫu người này có tên gọi thần đồng, kẻ tuyên bố mình đầy tài
năng để đòi hỏi những hoàn cảnh ngoại lệ, vì thế hắn còn lại một mình. Xã