Tự nguyện, bởi nó có thể quay trở lại cộng đồng, nhưng nó từ chối điều
này; cần thiết, bởi nguyên nhân của việc tự tách mình ra không vì bệnh tật,
vì mâu thuẫn, vì chủ nghĩa ma quỷ, mà lầ một dạng của sự đòi hỏi từ cộng
đồng, với những gì cộng đồng không đem lại; Nhưng so với cả hai nội dung
trên, sự cô đơn này lớn hơn hẳn, bởi đây không phải một sự vụ cá nhân riêng
lẻ, mà chính là việc của cộng đồng.
Cái cô đơn này bắt đầu từ những nhu cầu cao hơn hẳn, từ sự phản đối cái
tinh thần thấp kém trong cộng đồng, từ chối sự thống trị của cái hời hợt,
nông cạn, những thị hiếu tầm thường. Giữa sự đòi hỏi của các lí tưởng và cái
chung luôn luôn có mâu thuẫn, bởi cái chung không xây dựng từ các lí
tưởng mà từ các nhu cầu sống trong con người. Còn lí tưởng lại đòi hỏi
chính sự từ bỏ các nhu cầu sống ấy.
Đây là một dạng hành vi muốn xây dựng xã hội từ tinh thần cao cả, sẵn
sàng chọn lựa sự từ bỏ vì lợi ích chung, đây là hành vi của người anh hùng.
Con người bước ra khỏi cộng đồng vì những nhu cầu cao cả hơn; đấy là sự
cô đơn của người anh hùng.
Các nhà tiên tri Thánh Kinh trong lịch sử hay các tấm gương của thi nhân
trong thời hiện đại đều chỉ ra ý nghĩa bên trong của sự cô đơn anh hùng này.
Điều quan trọng nhất, ở đây kẻ chọn sự cô đơn anh hùng không phải vì
quyền lợi cửa mình, mà chính là chống lại quyền lợi của mình, để vì quyền
lợi của cộng đồng. Chính vì thế, giữa kẻ cô đơn anh hùng và cộng đồng
hoàn toàn không có khả năng hòa giải.
Cộng đồng thừa hiểu kẻ cô đơn có lí và những đòi hỏi cùng nhu cầu của
kẻ này đúng. Sự thật nằm về phía kẻ cô đơn, và nhu cầu sống, hay đúng hơn
khả năng nâng cao sự phát triển nằm ở phía kẻ đó, Trong trường hợp này kẻ
cô đơn mang tính người tuyệt đối. Một sự cô đơn một thân một mình đối
đầu với cộng đồng, thậm chí họ cần phải chứng minh bản thân trước cộng
đồng nữa.
Socrates, các nhà tiên tri, các tông đồ, Johannes Chrysostomos,
Savonarola, các nhà nhân văn, các nhà châm biếm người Anh, các nhà tư
tưởng kỉ Ánh sáng, một Holderlin, một Nietzsche từng đòi hỏi lợi ích sống,