đơn lại nhiều đến thế, như ngày nay trong các thành phố hiện đại. Cô đơn trở
thành một trạng thái xã hội.
Kẻ nào biết, điều này sẽ chấm dứt trong tự nhiên "giữa những dãy núi,
trống rỗng và bên cạnh những dòng suối", như Byron từng viết, kẻ đó sẽ đến
với thiên nhiên, Bởi vậy trong thời gian gần đây, đi du lịch, tham gia thể
thao trở thành một hiện tượng đám đông. Người nào không đến với thiên
nhiên, kẻ đó được gọi là tự ru mình bằng "sự giải trí". Sự giải trí luôn luôn là
ảo tưởng được hòa lẫn vào cộng đồng,
Trong tuần cuộc sống đô thị còn tạm chịu đựng được, bởi khi lao động
không ai quan tâm đến bản chất sinh tồn làm gì; nhưng trong ngày lễ, đặc
biệt buổi chiều ngày lễ, thành phố lớn câm lặng như chết.
Con người đô thị buồn chán trong các chiều Chủ nhật. Sự buồn chán này
là cái gì vậy? - sự đơn độc. Bầu không khí cô đơn ngột ngạt bao trùm thành
phố. Tất cả mọi người còn lại với bản thân. Như thể sự tiếp xúc tập thể, các
mối quan hệ, xã hội, nhà nước, gia đình, cộng đồng chưa hề tồn tại.
Cộng đồng hoàn toàn chia rẽ, các mối dây liên hệ hư hoại, con người cô
độc. "Trong từng con người và với tất cả mọi người" - Pannwitz nói -
"không gì có thể cứu giúp khi một biển các cá nhân đã làm phân hóa mối
quan hệ họ hàng, truyền thống tinh thần lâu đời và biến những giá trị này
thành những cá nhân chủ quan."
Hiện tượng này có thể thấy rất rõ trong các phong trào tập thể hiện đại.
Nền dân chủ, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản được coi như một hiện
tượng tập thể. Như thể cả đám đông chuyển động vì đang tập trung cùng
nhau và thực hiện với nhau một cộng đồng chung.
Ngược lại thì đúng hơn. Dân chủ, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
không phải là một phong trào tập thể, mà là phong trào của một khối cá
nhân; Toàn bộ vấn đề của nó là cá nhân, chứ không phải cộng đồng. Một
dạng cá nhân đã bị phân hóa, một dạng sống cá nhân bị tách rời hoàn toàn
với nhau và biến thành kẻ cô đơn.
Từng xuất hiện những cuốn sách soi rọi sâu sắc vào sự khác biệt bản chất
của chủ nghĩa tập thể, những cuốn sách viết về cách mạng Trung Quốc của