không ngoại lệ, đều là những thực thể kém hiệu quả. Không chỉ từ quan
điểm sáng tạo tri thức.
Bởi - Jourdain tuyên bố: cái công việc một thương gia thực hiện không
làm cho nhân loại lớn thêm một milimet, không biết thêm gì về thế giới,
cuộc sống không đẹp hơn và cũng chẳng nhiều cảm xúc hơn. Tại sao thế?
Phải chăng bởi vì giữa công việc và sự sáng tạo khác hẳn nhau về bản
chất? Phải chăng chỉ có sự sáng tạo có hiệu quả, còn công việc thì không?
Phải chăng công việc không là gì khác ngoài sự phục hồi cái không hiệu
quả? Và công việc đã chứng minh cho một số người đúng là cuộc sống của
họ hoàn toàn vô nghĩa. Điều này nghe thật phù hợp. Nhưng vấn đề không
phải chỗ đó.
Thương gia, luật sư, người nông dân sống trong hiện thực, một cách hoàn
toàn, từ trong ra ngoài, hiện thực đến tận xương. Nhưng cái hiện thực này
hoàn toàn vô hiệu quả. Tại sao? Bởi vì nó tan rã ra thành ngày tháng, giây
phút, thành các nhiệm vụ, một cách như thế nào đó thiếu hẳn một chất kết
dính, gắn bó, một sức mạnh tạo ra hình thức từ đời sống.
Khi đời sống bắt đầu được cô đọng lại, tạo thành hình thức, khoác lên bộ
mặt và cá tính, khi thời gian bắt đầu mang ý nghĩa, cuộc sống bắt đầu có nội
dung, có phương hướng và vẻ đẹp, từ giây phút ấy con người bắt buộc bước
ra khỏi cái thế gian mang tính chất hiện thực trần trụi.
Jourdain cho rằng có những sự kiện lớn xảy ra với con người, khiến họ
dừng lại ở đó, và tất cả những gì sau đó xảy ra với họ, cùng lớn lên, hòa
nhập và tinh lọc trong cái vòng sự kiện cảm nhận đó. Hiện thực đối với
những người này không bao giờ còn trong cái nghĩa hiện thực như đối với
các sĩ quan chẳng hạn.
Đây là những kẻ mơ mộng, những kẻ giàu trí tưởng tượng. Những nghệ
sĩ. Và chừng nào một kẻ như vậy - chưa có một sự kiện xúc cảm trọng tâm,
lớn lao, tác động đến sâu thẳm tính cách cá nhân, làm rung động trái tim nó,
chừng nào cuộc sống và số phận của nó chưa bắt đầu kết tinh giữa cái vòng
sự kiện cảm nhận nảy mầm đâm chồi này, chừng đó nó chưa bắt đầu nhìn
nhận tất cả bằng một cái nhìn khác: tất cả, từ một sự kiện cảm xúc, để ngẫm