CÁI GƯƠNG
(Trích tác phẩm: 33 tiểu luận triết học)
1. Sự kiêu ngạo và sư ích kỉ
Con người, người ta nói, khác các thực thể thiên nhiên khác ở chỗ nó ích
kỉ. Nhận định này sai bét. Tất cả mọi thực thể đều như vậy. Thậm chí: con
người dường như kém ích kỉ hơn con vật. Tất nhiêm không phải vì nó tốt
hơn, mà vì con người ngốc hơn.
Thế này: bởi vì chủ nghĩa cá nhân của con vật minh mẫn và tỉnh táo.
Đúng hơn nữa: bởi vì sự ích kỉ của nó khách quan. Con người muốn, cái gì
nó làm đều có lợi. Nhưng rất ít người có đủ trí óc để ích kỷ. Chủ nghĩa cá
nhân của con người, cần thừa nhận, không mấy ích lợi. Tại sao? Bởi vì nó
không minh mẫn và tỉnh táo, hay nói đúng hơn: chủ quan.
Con người không khác các thực thể thiên nhiên khác ở chỗ ích kỉ, mà
khác bởi vì nó chủ quan. Chủ nghĩa cá nhân của con vật rõ ràng đến nỗi có
thể nói về chúng như sau: một sự ích kỉ thiếu vắng lợi ích. Thiếu vắng lợi
ích bởi vì: phi cá nhân. Cái (gọi là) cá nhân đối với tính ích kỷ tự nhiên của
con người cũng gây tác hại.
Con người ngốc ở chỗ không thể trở nên ích kỉ thực sự. Sự minh mẫn và
tỉnh táo của nó tắt ngấm trong quyền lợi. Nó không thiết gì khác ngoài chính
bản thân. Tôi chỉ cố cảm xúc với cái gì là chính tôi - một nhà thơ Pháp nói.
Con người không muốn lợi ích mà chỉ muốn chính bản thân nó. Bởi vậy
không vô tư. Và bản chất của điều này khồng phải sự ích kỉ mà là: sự kiêu
ngạo. Thế gian: là cái gương.
Con người chỉ muốn, chỉ thích nhìn chính bản thân, vì thế chỉ biết nhìn
thấy chính bản thân. Bầu trời xanh; nhưng màu xanh này là bản thân bầu
trời. Nếu con người yêu một ai, nó yêu một hình dung suy tưởng của bản
thân nó. Nó không nhìn thấy thế gian mà nhìn thấy những hình ảnh riêng