Mặt nạ không phải là Thần, mà là thần tượng. Bởi vậy số phận con người
rốt cuộc không là gì khác ngoài sự diễn tiến của đời sống hữu cơ trong kích
thước và không gian thần, nó đạt đến chính hưởng ngược lại so với hướng
xuất phát.
Sự kiêu ngạo không phải Thần mà chính là sự ngược lại. Cái mặt nạ là
thần tượng, là thần giả. Thần tượng là sự giả bộ thần linh hoàn toàn, hay nói
đúng hơn là tính chất con người hoàn toàn. Nhưng cái gì là chất người mới
được chứ? - Là hành vi nâng mình lên khỏi trật tự tự nhiên của các sự vật,
bởi thế còn lại một mình và chủ quan.
Bởi thế bản chất của điều này là sự kiêu ngạo. Trong kiêu ngạo con người
khoác lên nó sự giả bộ thần linh, tất cả chỉ là sự giả bộ và là mặt nạ. Hình
ảnh thần linh thiếu Thần: thần tượng. Đây là cái mặt nạ trong gương phản
chiếu lại con người,
Sự kiêu ngạo không thất bại trong kiêu ngạo, mà thất bại sâu hơn một
mức. Cái gương còn đấy. Luôn luôn giơ mặt nạ ra và sẽ tiếp tục giơ ra. Kẻ
nhìn vào gương sẽ luôn luôn nhìn thấy cái nó thấy.
Đấy là trớ trêu khủng khiếp của trật tự thế gian: để cho sự vật và con
người trở nên là nó, và tất cả mọi người sẽ sống một số phận tự lựa chọn.
Thế gian không nhắc nhở, không sửa chữa. Thế gian còn làm cho nặng hơn:
để mặc tất cả mọi con người trong hoàn cảnh họ không nhận ra khi nào đất
sẽ lở dưới chân.
Con người không thất bại trong kiêu ngạo, mà trong hiện thực của quan
điểm về chính nó. Không trong cái liên quan mà còn nặng hơn một mức: nó
không trở nên giả trong cái nó tận mắt nhìn thấy và tin là thấy, mà trong cái
nó cho rằng nó thấy.
Bởi vậy sẽ không bao giờ nhận ra từ sự kiêu ngạo kẻ kiêu ngạo. Kẻ nào
nói: tôi không kiêu ngạo, không hề động chạm đến sự kiêu ngạo riêng của
mình, chỉ che đậy, hay đúng hơn, nói dối. Con người này không bị lật tẩy và
lung lay trong sự kiêu ngạo của hắn, vì thế gian để mặc cho hắn cứ tiếp tục
nhìn vào gương như thế và chỉ có thế ấy, như hắn muốn, để nói dối.