MỘT MÌNH MỘT NGỰA - Trang 134

- Đúng rồi!

Khoan khoái, ông Đình cười bẽn lẽn:

- Thú thật với... đồng đồng chí thầy giáo là gần đây... tôi mới được biết,

Mác và Lênin là... là hai người khác nhau đấy. Thành ra ra... đặt hai câu vừa
rồi tôi chỉ sợ... thầy giáo cười.

Toàn gật đầu, vui vẻ:

- Tôi nói tiếp nhé. Trong tiếng Việt của chúng ta, trật tự sau trước các từ

trong câu có quy tắc rất nghiêm ngặt. Ví dụ, nói: Tôi uống rượu. Chứ không
đảo lộn sau trước như...

- Rượu uống tôi.

- Đồng chí sáng ý lắm. Rượu uống tôi thì ý đã khác hẳn rồi.

- Hay đấy!

Ông Đình cười hì hì. Toàn tiếp:

- Sau khi hết một ý thì ngắt hơi một lát. Rồi mới tiếp ý sau. Trên văn

bản, dấu hiệu ngắt hơi ấy là dấu chấm, dấu chấm dòng...

- Dà, bi bi... giờ thì tôi hiểu rồi đấy!

- Đồng chí nói lại đi: Bây giờ. Chứ không phải bi giờ.

- Đồng ý với thầy giáo đấy. Bây giờ.

- Trong một câu có thể có nhiều ý nhỏ. Người ta dùng dấu phẩy để ngăn

cách chúng. Khi đọc gặp dấu phẩy thì ngắt hơi, dừng lại, không đọc liền
mạch...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.