MỘT MÌNH MỘT NGỰA - Trang 149

Rừng về trưa càng lúc càng náo động. Tiếng dao chặt lách cách. Tiếng

cây đổ ào ào. Tiếng cành khô gãy răng rắc. May, nơi này chưa thấy dẫu vết
của dân khai thác. Màng tang, mít rừng, sơn tra, chết khô rải rác đó đây. Chỉ
một cây ba gạc bật rễ vì lũ quét cũng đủ cho Yên và Toàn mỗi người một bó
củi lớn. Vầu khô gác trong các bụi cây dài như cái sào phơi cũng sẵn. Kéo,
đẵn, thoáng cái hai người đã có thể rứt dây sắn rừng bó được hai vác dài.
Đã có kinh nghiệm chở củi trên con suối lớn, Yên bảo Toàn chặt thêm hai
bó nứa ngộ tươi nữa để ép hai bên thành bè.

Việc tiếp theo là chuyển củi và nứa xuống bờ suối. Công đoạn này hóa

ra vất vả nhất. Đường đã ngoắt ngoéo lại dây rợ lằng nhằng, vướng vít. Mỗi
bước chân chuyển là một khó nhọc. Chỉ một lát đã thấy áo sơ mi của Yên
ướt đẫm một mảng lưng. Một mảng lưng mịn màng, đầy đặn, nổi gờ vệt dây
chiếc nịt vú mờ mờ. Quay lại, như bắt quả tang cái nhìn tò mò của Toàn,
Yên cúi xuống, tủm tỉm:

- Anh Toàn để Yên vác nốt bó nứa này cho.

- Tôi vác được

- Ai ơi chớ lấy thầy đồ. Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm.

- Thầy đồ ngày xưa mới thế thôi. Còn thầy đồ ngày nay, việc thổ mộc gì

cũng phải biết. Thành ra chị Yên có biết không. Học trò ấy mà, chúng ngây
thơ lắm. Chúng coi ông thầy như thần tượng ấy. Ơ, thầy cùng đi rừng với
chúng em ạ? Thầy cũng chặt được cây ạ? Nhìn mâm cơm các thầy ăn,
chúng kinh ngạc kêu: Ơ, các thầy mà ăn cơm với rau muống ạ? Thôi, để tôi
vác. Chị Yên kéo theo một cây nứa bánh tẻ để làm nẹp bè đi.

Toàn xốc bó nứa lên vai. Hóa ra bó nứa ngộ to dài tới ba mét rất nặng.

Loạng choạng, đầu chúi về phía trước như sắp ngã sấp xuống dốc, Toàn vội
đưa tay nắm lấy một sợi dây nâu. Đã giữ được thăng bằng. Anh thấy mình
mạnh lên trong mắt Yên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.