- Thế anh giáo gặp em Phiêu nó rồi à?
- Vâng, vừa rồi, tạt qua Hà Nội, may mắn thầy trò con gặp nhau.
- Tội nghiệp! Cha mẹ họ hàng thân tộc em ấy chẳng còn ai. Hôm rồi,
viết thư cho tôi, nó bảo: Bà ơi, nếu con chết thì giấy báo tử đơn vị con gửi
về cho bà nhé! Trời, nghe mà rụng rời cả chân tay!
Cái hòm ghép bằng mấy mảnh ván gỗ thông dỡ ra từ chiếc hòm xà
phòng Liên Xô vừa mở nắp. Toàn cúi gằm mặt. Nước mắt đã ứa đầy vành
mi. Lóa nhóa trước mắt là những hàng chữ đã sắp phai hết mực in ở gáy
những cuốn sách rất dày. Những người khốn khổ, Thời thơ ấu, Thép đã tôi,
Một người chân chính, Ruồi trâu, Chiến tranh và hòa bình, Phục sinh,
Ơgiêni Granđê, Người mẹ, ội ác và trừng phạt, Sông Đông êm đềm... Hơn
năm chục cuốn, cuốn nào cũng được bọc giấy bóng. Hơn năm chục cuốn
được nâng niu kính trọng. Hơn năm chục cuốn sách chắt chiu dành dụm từ
bao mồ hôi nước mắt của tuổi thiếu niên lao khổ nhọc nhằn mới có được!
Nhưng mà chẳng lẽ là Phiêu sẽ không bao giờ trở về, sẽ không bao giờ
được nâng trên tay và lần giở từng trang sách này trong tiếng đập bồi hồi
của con tim!
Bà cụ Dư mếu máo:
- Anh giáo à, cũng vào quãng xâm xẩm tối như bây giờ, tôi đang nấu ăn
thì em Phiêu em ấy đến. Bà ơi, bà cho con mượn cái nồi, với con dao. Con
chẻ ít củi, con nấu nồi cơm. Chúng con đi hai ngày lên cây số bảy chặt gỗ
thuê cho lâm nghiệp, nhưng về đến Thác Đôi thì lật mảng, rơi hết cả nồi và
dao xuống suối rồi, bà ạ. Thầy giáo Toàn biết, tìm đến con, bảo con đến nhà
thầy thầy nấu cơm cho mà ăn, nhưng con đã ăn nhờ thầy nhiều bữa rồi, nay
con sợ phiền thầy. Mà thầy cũng nghèo, bà ạ. Thế còn năm kia, khi anh giáo
đã cho nghỉ hè rồi, một hôm tôi đang cắt gianh ở Phú Lô nóng quá, mồ hôi
ướt sũng cả lưng áo, người như đang say say, thì nghe tiếng gọi: “Bà ơi, bà
uống bát nước chè tươi cho đỡ mệt đã, bà”. Thì ra lại là Phiêu. Chú ta bảo: