Tôi không hy vọng gì nhiều. Thực sự, đến Paris lần đầu tiên và một mình
bằng những ký ức về Paris trong các tiểu thuyết Pháp từ thế kỷ XVIII-XIX,
tôi hiểu rằng tôi hầu như đã tự lên cho mình một kịch bản đầy các thất vọng
và có khi còn đẩy mình vào những tình huống ngớ ngẩm kỳ lạ. Mầy ngày
hôm nay, tôi đã rơi vào tình huống ấy rồi, khi cố gắng tìm cho được cái
hàng cấy tròn vườn Luxembourg, nơi Ma-ri-uýt và Cô-dét nhìn thấy nhau
lần đầu trong lúc đi dạo, cho đến lúc “Ma-ri-uýt yêu như si như dại”. Trong
Những người khốn khổ, Hugo tả hàng cây này nằm gần cổng vào ở phổ Rue
de I’Ouest và cạnh đó có mấy “pho tượng lực sĩ”. Tôi đã tìm suốt cả mấy
hôm nay trên cả ba cái bản đồ tôi có nhưng không sao tìm thấy phố Rue de
I’Ouest đâu, và tôi cũng đã đi loanh quoanh khắp vườn nhưng vẫn không
xác định được chính xác hàng cây đó là ở chỗ nào vì không thấy chỗ nào có
các “pho tượng lực sĩ” cả. Một buổi sáng, sau khi tìm mãi không thấy, tôi
quyết định cầu cứu hai cô gái trẻ ngồi cạnh tôi trong vườn bằng cách chìa
cuốn Những người khốn khổ bằng tiếng Anh cho họ xem và chỉ cho họ nơi
tôi muốn tìm. Trong sách tiếng Anh, chỗ những hàng cây được gọi là “The
Pepinere” và tôi chỉ cho họ chữ đó, cộng với “Rue de I’Ouest”. Hai cô gái
bàn với nhau một lúc rồi quay sang tôi:
“Chị biết đấy, có khi những cái tên này chỉ là hư cấu thôi. Cuốn sách này
cũ rồi mà.”
Phải, cuốn sách này cũ thật nhưng mấy cái tên này chắc chắn không phải
hư cấu. Hugo không bịa ra chúng. Hugo đã mô tả Paris đúng như thời của
ông. Có thể là tên đường đã thay đổi khi Paris được tái thiết theo kế hoạch
của bá tước Haussmann. Có thể các cô gái này quá trẻ để biết và tin vào
một Paris đó.
Vậy là tôi quyết định rời khỏi vườn và trở lại vào một ngày có nắng để
tìm cho ra. Ngoài cổng vườn trên phố Thánh Michel, tôi nhìn thấy một hiệu
bán sách và tạp chí với cái tên “The Economist
[43]
” nổi bật phía trên và bên
cạnh đó là jazz club có tên The Little Journal mà cả mấy cuốn sách du lịch