đều gợi ý tôi nên ghé vào. Vì tất cả giấy và bút tôi mang theo đều đã hết nên
tôi ghé vào hiệu sách để mua thêm.
[43] Nhà kinh tế học.
Trả tiền xong và đã quay người đi, một cái gì đó kéo tôi quay lại hỏi
người bán hàng – cũng là người chủ tiệm sách – rằng tại sao cửa hàng của
ông ấy lại có tên “The Economist”. Người bán hàng hào hứng giải thích với
tôi rằng cửa hàng của ông ấy là “đối tác” với tạp chí The Economist nổi
tiếng. Tôi nói “oh très bien, excellent magazine
[44]
” và giải thích thêm với
ông ấy rằng, hồi còn học đại học ở Hà Nội, tôi theo học ngành ngoại
thương, thế nên hồi đó tôi đọc The Economist hằng tuần. Quả thật, hồi
những năm từ 1995 đến 1997, khi Internet còn hiếm, tôi thường mua những
bản The Economist, Time và Newsweek từ cửa hàng bán sách báo cũ trên
phố Bà Triệu để học cái gọi là “tiếng Anh thương mại” và thỉnh thoảng dịch
một bài tôi thích cho các báo Việt Nam. Hồi đó, tùy vào báo đã cũ một tuần
hay hai tuần mà tôi sẽ trả hai ngàn đến mười ngàn đồng một tờ, và khi dịch
xong một bài, tôi có thể được trả tứ tám mươi đến hai trăm ngàn đồng. Đấy
là một trong những cách kiếm tiền đầu tiên của tôi ở đại hoc, trước khi tôi
tìm ra những cách khác nhanh hơn và nhiều hơn.
[44] Ồ, hay quá, một tạp chí tuyệt vời.
Ông chủ hiệu sách rất vui khi biết rằng tôi đọc The Economist ở Việt
Nam. Ông tặng tôi một cuốn sổ nhỏ có chữ “The Economist” bên ngoài làm
kỷ niệm. Thấy ông vui tính, tôi lấy cuốn Những người khốn khổ trong túi ra
hỏi xem ông có biết “the Pepienere” với phố Rue I’Ouest ở đâu không. Ông
nói nó ngay bên đường kỳa cô kỳa, chính là cái hàng cây cắt phẳng đó, cô
nhìn thấy chưa?
Trời ơi, tôi đã loanh quanh luẩn quẩn ở đó mấy lần; đã nằm đó mà đọc
sách; thậm chí đã nằm ở đó để tra bản đồ tìm chính nó. Thật không thể tin
được.