MỘT MÌNH Ở CHÂU ÂU - Trang 31

giới, Chúa và con người, Loài người phản bội lại Chúa. Sau đó, từ năm
1537 đến năm 1541, Giáo hoàng lại thuê tiếp Michelangelo vẽ bức Sự phán
xử cuối cùng
(The Last Judgment) để tạo nên mắt xích cuối cùng cho tổng
thể câu chuyện về loài người và Chúa.

Căn phòng lúc này rất tối vì toàn bộ cửa sổ đều bị đóng và do vậy khó

mà nhìn rõ các họa tiết, nhất là trong tư thế ngửa đầu. Tuy thế, chỉ quy mô
của những bức họa cũng có thể khiến người ta choáng ngợp. Tất cả những
người trong phòng hẳn đều cũng có cảm giác này nên hầu như không ai nói
gì, chỉ ngửa cổ nhìn, và thỉnh thoảng khẽ tặc lưỡi. Sự chiêm bái và ngả mũ
này chỉ có một nửa với Chúa; nửa còn lại là với sức sáng tạo kinh khủng
của Michelangelo. Ít nhất là tôi cảm thấy thế. Tôi không có gì để nói khi
đứng đây. Tôi chỉ có thể im lặng và đồng tình với cái tuyên ngôn không lời
của Michelangelo khi ông vẽ những bức fiasco này: hoặc là thế này, hoặc là
không gì cả.

Nhưng thế này thực sự khó lắm. Những người cho rằng nó dễ là những

người hoặc rất may mắn, hoặc không hề biết họ đang nói gì.

Tôi tới Rome làm gì? Câu hỏi này trở đi trở lại trong đầu tôi tối qua. Đa

số những người tới Rome – mà phần nhiều là từ các nước phương Tây, hoặc
các nước châu Á thân phương Tây như Nhật, Hàn Quốc, Singapore – đều ít
nhiều có mục đích hành hương. Họ tới Rome để tới Vatican, để được gần
Chúa hơn thông qua việc gần với Giáo hoàng hơn và gần với đất thánh hơn.
Nói gì đi nữa, Thiên Chúa giáo vẫn là tôn giáo lớn nhất thế giới vào thời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.