MỘT MÌNH Ở CHÂU ÂU - Trang 89

Phải rồi, tôi cũng vừa thoáng nghĩ như vậy mặc dù ngay sau đó, cái ý

thức mới hình thành của người viết bảo tôi rằng tôi lại sa vào cái bẫy phán
xét theo quán tính của một người ngoài. Với tư cách là một người ngoài, tôi
có thể nói tôi thích hoặc không thích một tác phẩm nghệ thuật, tôi thậm chí
hoàn toàn có quyền nhận xét nó hay hay dở; nhưng nói “dễ” thì có lẽ phải
bắt tay vào làm mới biết. Mà kể cả khi bắt tay vào rồi, tôi chỉ thực sự biết
nếu tôi muốn vượt qua bản thân, muốn trèo tới đỉnh. Giống như hôm nay,
phải thực sự trèo hơn 300 bậc thang Nhà thờ Đức Bà sau cả một ngày đi bộ
lang thang khắp Paris, tôi mới phát hiện ra mình có thể mắc chứng
claustrophobia khi phải đi vòng vòng liên tục trong một cầu thang xoáy trôn
ốc với những bậc đá chỉ vừa đủ đặt một bàn chân. Và khi lên tới nơi rồi,
nhìn Paris trải ra bên dưới, và bất lực trong việc dùng máy ảnh để bắt lại cái
nhìn thấy bằng mắt, tôi hiểu là nhiếp ảnh, cũng như tất cả mọi thứ khác trên
đời, đều khó khi người ta muốn thực sự lên đến đỉnh.

Quay trở lại với Pompidou. Thực sự, tôi không hiểu gì về hội họa; tôi chỉ

biết thích hoặc không thích mà thôi; và nếu phải xếp thứ tự các bảo tàng
nghệ thuật cho đến nay, thì tôi sẽ xếp Pompidou trước Orsay, rồi mới đến
Louvre. Ngay lúc này, tôi có thể khẳng định rằng tôi thích Pompidou hơn
Louvre. Tranh ở Louvre và Orsay vẫn là dạng tranh “minh họa” cảm giác
“bội thực” và “ngột ngạt”. Còn ở Pompidou không có sự “minh họa” nào
cả. Nó là cảm giác và ý nghĩ thông qua khâu trung gian, không cần phiên
dịch hay diễn dịch, không có phóng chiếu và ước lệ. Chúng là máu thịt của
ý tưởng sống động, tươi nguyên, mạnh mẽ, cá nhân, điên rồ, chuếnh
choáng, không che đậy, không thanh minh, không bao biện. Chúng cứ thế
tràn ra. Quá nhiều cá tính. Quá nhiều đời sống. Quá nhiều tự do.

Ở bên phải của bảo tàng Pompidou có một phim tài liệu ngắn về Jackson

Pollock. Tất cả những gì ông làm, nhìn từ bên ngoài chỉ là nhẩn nha đi đi lại
lại (miệng ngậm thuốc), vẩy vẩy màu hoặc nhỏ màu (dripping) lên canvas.
Nhưng Pollock nói rằng ông hoàn toàn làm chủ cái việc vẩy màu đó không
có cái gì là “accident” bởi vì “mỗi bức tranh có một đời sống riêng của nó,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.