Ở Pompidou ra lúc 9 giờ tối, đói run tay, tôi ghé vào một quầy bán dạo ở
ngay bên ngoài bảo tàng để mua một cái bánh mỳ kẹp. Đang đứng chờ
người bán hàng nướng lại bánh mỳ, tôi nghe phía sau lưng:
“Ní hảo.”
Quay đầu lại: một người đàn ông đang ngồi trên một chiếc ghế nhỏ, mỉm
cười với tôi. Một người vẽ ký họa chân dung ở trước bảo tàng cho khách
qua lại. Ông ta khoảng ngoài bốn mươi, khuôn mặt giống người Ý hơn là
người Pháp: da ngăm đen, mắt đen, tóc đen, “nam tính” toát ra mạnh mẽ.
Nghĩ đến chuyện người bán sách hôm qua và lại đang đói, muốn về nhà,
nên tôi lắc đầu “No ní hảo” rồi quay người đi. Nhưng tôi chỉ quay được nửa
người vì ông ta đã nói bằng giọng nói như thể một bàn tay nắm vào khuỷu
tay tôi mà giữ lại:
“No ní hảo?”
Tôi lại phải quay lại, lắc đầu một lần nữa:
“No ní hảo! Tôi không phải người Trung Quốc.”
Đáp lại khuôn mặt và cái lắc đầu của tôi là một câu tiếng Anh rất chuẩn:
“Mademoiselle, em có đôi môi thật đẹp. Với tư cách là một họa sĩ, tôi
phải nói rằng em có đôi môi thật đẹp.”
Từ hôm qua đến giờ, tôi vẫn thỉnh thoảng nghĩ lại câu chuyện về người
bán sách và câu chuyện Sarah kể về người đàn ông trong công viên. Và
càng nghĩ, tôi càng cảm thấy vừa buồn vừa giận. Tưởng tượng xem, dường
như có một đội quân những người đàn ông đứng tuổi hứng tình, đang âm
thầm tỏa đi khắp Paris với sứ mệnh là lừa phỉnh các cô gái đi du lịch một
mình nhằm biến những kỷ niệm về Paris của họ thành một tập hợp những