vẫn giấu dưới bụng nếu chúng lần ra không cách gì khác là phải liều, khử
cả hai và ép chủ thuyền tháo chạy hoặc giả chúng nhìn thấy sợi dây thép
đáng ngờ buộc ngoài mui thuyền.
May mà không diễn ra các tình huống xấu ấy. Hai tên lơ láo nhìn quanh
một hồi trong thuyền trả lại giấy tờ rồi nhảy lên bờ. Cả ba đều thở phào.
Thuyền lại từ từ ra giữa dòng, kéo theo mười mấy cân vàng bên dưới mạn.
Trước lúc đi, cơ sở của ta ở bản Pu Loong đã lường trước việc bị khám xét,
nhưng cái ba lô vàng họ cũng không biết, chỉ biết ông Nhị Nguyễn sang
Thái với một trọng trách nào đây, nên tưởng ba lô chỉ đựng những đồ bình
thường. Còn ông Nhị Nguyễn thì lại chưa lường được tình huống này, may
mà thuyền đã rời trạm kiểm soát của địch được một đoạn ông Nhị Nguyễn
nói với hai bạn:
- Từ đây đến biên giới còn nhiều trạm cũng không ngoại trừ khả năng có
nội gián báo, chứng sẽ tìm mọi cách khám xét gắt gao hơn. Nếu cứ đi
thuyền kiểu này thì rất mạo hiểm. Phải tìm cách khác.
Lèng Cảnh và Bình đều bảo đến giờ tim còn đạp thình thịch. Có súng trong
tay cũng lắm là tử chiến. Đằng này lại ở thế hoàn toàn bất lợi. Bây giờ bỏ
thuyền lên cạn cũng dở. Đoạn từ đây đến biên giới phải qua nhiều đồn bốt,
chỗ có rừng chỗ trông trải khi bị địch phát hiện khô thoát. Nên hỏi chủ
thuyền, ông này tin cậy được cơ sở ta mới thuê, chỉ cần giữ kín việc mang
ba lô vàng. Chủ thuyền được mời vào khoang ông ta cũng bảo, càng về gần
biên giới càng bị kiểm kỹ hơn. Suy nghĩ một lát, ông nói:
- Hay thế này. Thuyền ta to, đi châm dễ bị phát hiện. Thuê thuyền độc mộc
đi nhanh lại ít động nước. Ngày nghỉ đêm đi. Những nơi có bốt canh tôi
biết cả, trù tính vượt qua vào lúc nửa đêm lơi lỏng kiểm soát.
Thuyền đi chậm lại chờ trời tối rồi cặp vào một bờ vắng. Cái ba lô được
kéo lên. Nước chảy tong tỏng khi Nhị Nguyễn cầm đặt xuống bờ, đáy ba lô
lún hẳn vào bùn non. Trên đường vào bản chủ thuyền không nén được cơn
tò mò hỏi riêng Lèng Cảnh:
- Hay các ông đi buôn thuốc phiện, lấy ngân quỹ cho chính phủ kháng
chiến?
Lèng chẳng biết trả lời ra sao, gãi tai đe: