Phạm Quang Đẩu
Một ngày là mười năm
- 1 -
Từ lúc rời trạm vào sau trong núi, ba người cứ hàng dọc nhằm hướng mặt
trời lặn, cặm cụi tự rẽ cây mở lối. Họ rất ít nói chuyện với nhau. Leo hết
đỉnh núi này lại tiếp đỉnh núi khác, càng đi rừng càng rạm rạp và ánh nắng
hầu như không xiến qua nổi tầng tầng lớp lớp tán lá cành cuống che chắn
trên cao làm cho mọi vật trước mặt họ lúc nào cũng xam xám mờ mờ. Phải
chú ý lắm mới phân biệt được là sáng trưa hay chiều. Không biết đã đi
được bao lâu. Đói thì giở lương khô nhai trệu trạo, khát uông nước suối,
mệt không bước nổi nữa mới dừng, trải lá, căng ni lông, đánh một giấc cho
lại sức, tỉnh dậy đi tiếp. Ông Nhị Nguyễn có cái đồng hồ Viller lại không có
cửa sổ báo ngày, lúc bước chân vào cửa rừng ông đã có chủ ý, ngắt một
đoạn nhành cây nhỏ bỏ túi, mỗi ngày là một nhánh. Thấm thoắt rời Đô
Lương đã được mười lăm nhánh cây rồi. Đến sáng ngày thư mười sáu,
xung quanh nơi họ đang bước tới bỗng sáng bừng, thoáng đãng và trong lần
gió mát rười rượi có pha lẫn mùi thơm dễ chịu của nhựa thông. Dường như
cả ba cùng một lúc đều cất lên tiếng reo mừng rỡ, bởi trước mặt họ toàn
thông, như được đúc cùng một khuôn, cây nào cũng to cỡ cột đình làng,
thẳng tắp, tán vút cao lên trời ánh lấp loá nắng. Đã đi đúng hướng, vượt qua
triền đông, sang đến triền tây, đặt chân lên đất Lào rồi! Trạm trưởng Đỗ
Trường đã dặn ông Nhị Nguyễn khi nào ngửi mùi nhựa thông thấy rừng
thông là đã đến Sốp Sang đất bạn, đất ta không ở đâu có cánh rừng thuần
thông quý hiếm như thế. Đỗ Trường từng hai lần đưa đoàn cán bộ cao cấp
sang Thái nên khá rành đường trong hai lần ấy đều có mặt Nguyễn Văn
Bình nhưng anh ta không phải người có trí nhơ tốt, đoạn đường cũ chỉ còn
mang máng trong đầu nên giờ gặp rừng thông anh mới thở phào, Sốp Sang
thực rồi! Đây thuộc vùng đất do Pathét Lào kiểm soát, nên khá an toàn.
Đoạn tới ngại nhất đựng cọp và thổ phỉ sau về phía sông Mekong mới hay
gặp đồn bốt địch.