Hôm ông Nhị Nguyễn nhập trạm ở đây đang có một cán bộ cao cấp mà
trạm trưởng Đỗ Trường vẫn cung kính gọi là thủ trưởng. Ngày ấy từ thủ
trưởng còn lạ lẫm lắm trên Việt Bắc chỉ đôi lần ông nghe được từ chính
miệng các vị… thủ trưởng. Rõ là nó du nhập mới toe lối xưng hô của người
phương Bắc và không hiểu sao một anh trạm trưởng bé tí hin ở tít miền
Trung cách xa hàng vài trăm dặm này lại biết dùng và chỉ trang trọng dành
cho mỗi một vị mới nhập trạm trước ông có vài ngày? Vị ấy trạc tuổi huynh
trưởng Tạ Quang Bửu, tức khoảng ngoài bốn mươi cao to, khuôn mặt
vuông vưc, đôi mắt một mí thâm trầm và vàng trán rộng vồ ra phía trước
nom thực oai vệ. Sau khi Nhị Nguyễn làm xong thủ tục trạm trưởng liền
dẫn ngay đến thủ trưởng để xin chỉ thị. Diện kiến mới thấy anh mắt của thủ
trưởng thực khác thường sắc lạnh và có sức mê mị, khuất phục những ai
đối thoại. Qua vài câu trao đổi thủ trưởng tỏ ra rất thông thạo tình hình các
nước Đông Dương đặc biệt là Thái Lan. Với cử chỉ thân mật của bề trưen,
thủ trưởng hỏi thăm nhiều vị lãnh đạo ở chiến khu, đôi lúc kể xen vào
những kỷ niệm đáng nhớ về một cuộc tiếp xúc nào đó. Nhưng điều làm ông
Nhị Nguyễn thắc mắc tuyệt nhiên thủ trưởng không có lời nào hỏi thăm
huynh trưởng, mặc dù ông đã nhắc đi nhắc lại là được chính Thứ trưởng Bộ
Quốc phòng Tạ Quang Bửu trực tiếp giao nhiệm vụ. Có lẽ vị này thường ở
ngoài nước, ít có dịp tiếp xúc với giới quân sự hay giới khoa học kỹ thuật,
ông Nhị Nguyễn tự giải thích cho mình như vậy. Những dặn dò của thủ
trưởng không khác mấy những điều đã được văn phòng Bộ trao đổi trước
ngày lên đường. Rồi thủ trưởng quay sang trạm trưởng quyết ngắn gọn,
chuyến này phải cắt vệ binh họ tống đến khi người và hàng qua khỏi biên
giới Lào - Thâi mới về. Đỗ Trường hỏi lại, cần bao nhiêu người ạ, sau giây
lát suy nghĩ thủ trưởng liền giơ hai ngôn tay, tỏ ý chỉ cần thế. Nhân câu
chuyện về số người đi bảo vệ trên đường, trước mặt thủ trưởng, Đỗ Trường
phê thẳng thừng các vị ở văn phòng Bộ đã mắc bệnh chủ quan, khinh địch,
một kho của lớn như thế của quốc gia mà cho có một người theo áp tải, lại
hớ hênh đèo sau “pooc-ba-ga” xe đạp, nhờ hồng phúc của đất nước mà