nhà của anh.
Chị Ngọc cũng ngạc nhiên:
- Em cũng trông thấy chiếc xe đậu ở đó à. Lạ thật, hôm ấy cả nhà quýnh
quáng cả lên. Đến cờ bót, sau cùng thấy chiếc xe đậu ở nhà mình, tôi tưởng
là anh lấy chạy đấy chứ.
Thiệu Kinh Thành lắc đầu:
- Tôi cũng hú hồn, không biết tên nào chơi ác quá. Nghe nói chiếc xe hôm
ấy dơ lắm phải không?
Tất cả câu chuyện hôm ấy, tôi là người trong cuộc, tôi biết rõ hết. Nhưng
tôi vẫn yên lặng uống trà. Có điều tôi thắc mắc chẳng hiểu tại sao anh
Cương lại “ba gai” như vậy? Chiếc chìa khóa xe có lẽ vẫn còn nằm trong
túi của anh. Chuyện có vẻ buồn cười, nhưng cũng thật chua xót. Tại sao xe
của mình mà lại cấm con sử dụng để rồi dâng cho một người không cùng
dòng máu nhởn nhơ.
Tên “khá lắm” lại lên tiếng:
- May phước là hôm ấy có người chịu đứng ra làm chứng cho sự không có
ở nhà của tôi, bằng không: Không biết bố chồng cô lại nghĩ sao về tôi.
Chị Ngọc gật gù:
- Nghĩ cũng lạ…
- Chiếc xe đó quý lắm. Theo tôi nghĩ chỉ gia đình họ Kỷ này mới dám chơi
xe như vậy.
Chị Ngọc yên lặng một chút rồi thở dài:
- Có lẽ vì trông thấy cái nét hào nhoáng của gia đình họ Kỷ mà cha mẹ và
các anh mới bắt ép em làm dâu nhà họ Kỷ này…
Thiệu Kinh Thanh biện hộ:
- Em đứng nên nói thế. Vì em cũng biết với gia đình danh giá như chúng ta,
thể diện rất quan trọng. Cha mẹ chọn gia đình này để gả em vì vấn đề môn
đăng hộ đối chứ không phải vì vấn đề nào khác.
Tôi nhìn hai anh em chị Ngọc, bất giác nghĩ đến anh Cương. Nếu anh
Cương được vợ chỉ vì thế thì tội cho anh.
Sau bữa cơm, mẹ đến phòng mợ nói chuyện. Cậu đưa Kinh Thành và cha đi
xem những bức tranh và tượng điêu khắc mà người mới mang từ Âu Châu