của anh đang bị xé to. Tôi nói:
- Vâng, để em mang nó về cho thằng Lân.
Chị Ngọc miễn cưỡng trao hòm mây lại cho Lan, những thanh gỗ màu cam,
màu hồng, màu xanh nhạt được sắp xếp lại một cách thứ tự. Khuôn mặt anh
Cương hờ ơ, như chẳng còn cảm xúc, tôi biết trái tim anh Cương biến thành
gỗ đá. Chị Ngọc sau khi qua sát kỹ những vật dụng bỏ lại trong nhà, mới đi
tìm ông thợ giao nhà. Anh Cương đứng tựa lưng vào tường như kẻ bàng
quan.
Chị Ngọc đi rồi, anh mới hỏi tôi:
- Lan mang chiếc giá bút bằng pha lê tặng lại cho cha tôi đấy à?
Tôi ngập ngừng, rồi gật đầu. Mặt anh thoáng buồn:
- Hôm ấy Phấn trao thơ của chị Ngọc em cho anh xem, anh đã đọc hết lời
bố cáo của cha anh… Yên lặng một chút anh Cương tiếp – Lần này trước
khi xa nhau tôi và Phấn đã suy nghĩ thật kỹ. Nhưng em có biết không, xa
nhau thế này… khổ lắm! Anh Cương ngẩng đầu lên đăm đăm nhìn bầu trời
xanh, ngực anh phập phồng trong chiếc áo sơ mi hở cổ - Phấn khuyên tôi
về nhà. Phấn có lý, tôi không có quyền làm khác hơn…
Không khí ngập đầy vẻ buồn:
- Thế là anh về? Rồi chị Phấn đi đâu? Bịnh của cậu đã bớt chưa?
Anh Cương cười nhẹ:
- Cha tôi có bịnh gì đâu? Chẳng qua chỉ vì giận quá nên hơi khó thở… Tôi
thấy cái giá bút đạt trên bàn nhưng tôi không buồn hỏi đến… Ông ấy lúc
nào cũng vậy, không bao giờ chịu nhìn nhận những lầm lẫn của mình… Dù
sao cũng là chan, thôi thì đành chịu thiệt vậy, phải không Lan?
Tôi gật đầu yên lặng. Anh Cương đan những ngón tay vào nhau, nhìn ra
cửa rồi tiếp:
- Từ đây về sau tôi phải làm một người đứng đắn hơn… Tôi phải hiếu thảo,
vâng lời cha mẹ và phải làm một người chồng gương mẫu.
Rồi anh quay lại nhìn tôi, mắt thoáng buồn: