không dám ăn dám uống, sợ quá mà chết. Đó là dụng cách nuôi mình mà nuôi chim. Chớ chi vua Lỗ
dụng cách nuôi chim mà nuôi chim, để cho nó đậu ở trong rừng sâu, núi lạnh, hoặc ăn rắng lối bưng,
hoặc ăn lúa nơi đồng thì kết quả phải khác, lợi mà không hại…”
*****
Con gà con, lúc chưa nở, thì cái vỏ bao ngoài là cần thiết, rất có ích cho sự sinh tồn của nó. Đến
khi nó đã tới thời kỳ nở, thì cái vỏ bao ngoài bấy giờ sẽ trở thành một trở ngại cho sự sống của nó :
phải phá tan cái vỏ ấy đi. Lúc nó chưa tới thời kỳ nở, nếu mình lại vô tình dụng tâm đập phá quá sớm
cái vỏ bọc ngoài của nó tức là làm hại nó, chứ đâu phải là giúp nó. Chế độ chánh trị hay xã hội văn
minh nào cũng vậy : hễ hạp thời thuận cảnh và thích ứng với tâm hồn trí não của dân tộc là Phải, mà
không hạp thời thuận cảnh, không thích ứng với tâm hồn trí não của dân tộc là Quấy. Tìm thấy được
chỗ hạp thuận ấy đâu phải là việc dễ dàng. Đó là phận sự của những cá nhân đã tìm được cái sống của
mình họ tìm lấy những phương pháp tổ chức xã hội văn minh thuận lợi cho xã hội của họ thôi.
Vậy, dù có bàn đến xã hội, cũng phải khởi đầu nơi cá nhân.
Những cá nhân chưa tìm ra cái sống thật của mình, chưa sống cái sống của mình, nghĩa là những kẻ
chưa giải thoát… mà ra trị đời hay giúp người là làm hại đời hại người vậy.
Vấn đề cá nhân bao giờ cũng phải đi trước vấn đề xã hội, bất kỳ là trong giai đoạn lịch sử nào.
*****
Tóm lại,
Cá nhân là cứu cánh, mà
Xã hội là phương tiện.
Xã hội không được vì lý do gì mà giết chết cá nhân mà trái lại phải có sứ mạng là phụng sự nó.
VII
CHƯƠNG THỨ BẢY