MỘT NGHỆ THUẬT SỐNG - Trang 22

trong một cách thức nào, là nhờ có “dịch” mới biến đổi luôn luôn.

Sở dĩ có dịch hóa là nhờ có cảm sinh. Có cảm thì cái nọ mới dan díu với cái kia, cho nên phải

dịch hóa để mà cảm sinh không dừng.

Hai bản tánh ấy, tương đương và không bao giờ rời nhau. Vạn sự vạn vật có cảm nhau, có thay đổi

luôn mới có thể sinh tồn được trong vũ trụ muôn loài, nếu biết cứ theo hai cái tính ấy mà sinh hoạt sẽ

luôn luôn vô sự.

Con người cũng một thế. Nếu biết lấy Tâm mà “cảm”, lấy Trí mà “dịch” thì không bao giờ đau

khổ.

*****

Đời người là hình ảnh của Tâm và Trí. Vậy muốn cho hợp lẽ Trời thì phải biết dưỡng Tâm và

dưỡng Trí. Kẻ nào chỉ có Tâm hay cảm mà không có Trí để biết áp dụng cho hợp thời thuận cảnh, thì

hành động sẽ nguy hại cho đời không nhỏ.

Đừng làm như “anh nông phu nhớm gốc lúa” hay “vua nước Lỗ nuôi chim” đã bàn đến trước

đây… Có Tâm mà không Trí, cũng như có Trí mà không Tâm, sẽ không làm gì nên việc cả. Cái sở đắc

do Tâm và Trí hỗn hợp mà đúc nên tạo cho ta một hành động hoàn toàn tận thiện đồng với hành động

của lẽ Trời.

*****

Chân tính như nước, Tâm và Trí như dưỡng khí và khinh khí. Kẻ nào đã sống đặng trong cái sống

viên mãn của chân tính rồi, sẽ không còn thấy có Tâm, cũng không còn thấy có Trí nữa. Hành động đã

thi vi ra, trong đã có hàm Tâm và Trí một cách rất đầy đủ.

*****

Sống đặng trong cái Sống Một của ta đồng với cái Sống Một của Lẽ Trời, chẳng làm cho ta mất cái

quan niệm thiên hình vạn trạng của Vũ trụ, trái lại, ta kiêm được vừa cái quan niệm thiên hình vạn

trạng của vạn vật. Kẻ đã giải thoát, chẳng những thấy vạn vật là Một với mình, mà họ lại thấy đặng cái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.