LẼ TRỜI
“Người thợ tên Khánh làm một cái giá chuông xinh đẹp hoàn toàn đến đỗi thần kinh quỷ phục. Lỗ
hầu đến xem, hỏi Khánh dùng pháp thuật gì mà làm đặng như thế ? Khánh tâu : Tôi là một tên thợ, nào
có thuật pháo nào đâu! Tuy vậy mà có. Thuật pháp tôi như vầy : khi tôi lãnh làm giá chuông đó, tôi tập
chăm chỉ, thu hết cả sức tự trị của tôi, tôi không trông khéo, không sợ vụng nữa. Tập được như vậy
trong bảy ngày, tôi quên mất tới bệ hạ, tới triều thần; tất cả quan năng của tôi đều chăm chú vào cái giá
chuông. Bấy giờ, tôi biết rằng đến lúc khởi công. Tôi vào rừng xem hình trạng cây cối, hình trạng nào
hoàn toàn hơn hết. Khi tôi thấu rành ý niệm ấy rồi, bấy giờ tôi mới để tay vào việc. Nhờ hiệp lại làm
một cái thiên tánh của tôi với cái thiên tánh của cây mà cái giá chuông này mới có đủ tư chất làm cho
người người đều khen nó”. ( Trang tử )
*****
Diệt cả tình dục của tư tâm, (nào là ham khen, sợ chê,ham khéo, sợ vụng…) để biểu lộ thiên tánh
của mình rồi hòa hợp với thiên tánh của Lẽ Trời ở trong mọi sự vật đó là hành động hoàn toàn viên
giác, thuận với thiên lý. Đại ý của bài ngụ ngôn trên đây là như thế.
Trời là thế nào ? “Lẽ Trời, không phải ngũ quant a thính giác được. Chỉ có Tâm cảm được và Trí
suy được mà thôi. Lẽ Trời, đối với hữu hình Vũ trụ cũng như cái hồn đối với cái xác thịt, không hiển
lộ ra nhưng mà vẫn dịch sữ không ngừng”.
“…Trời đã là thế, thì hình như cũng không thể suy trắc được. Nhưng ta có thể lấy cái chỗ hiển hiện
của lẽ ấy nơi vạn vật chung quanh ta mà suy, may ra có thấy đặng một vài bản tính của nó, như thế ta
có thể lý hội đặng nó”…
*****
Lẽ Trời, ta chỉ thấy đặng trong hai bản tính này : Cảm sinh và Dịch hóa.
Có cảm hợp nhau mới có sanh ra sự vật. Dù là những vật hữu hình hay vô hình đều do hai lẽ ấy mà
sanh ra. Nhờ cái tính ấy mà trong Vũ trụ mọi sự vật mới ràng buộc lấy nhau mà tồn tại, mà sinh hóa bất
tận… Đó là cảm sinh.
Còn “dịch” là không đứng yên một chỗ, không nhất định trong một bản sắc nào, không câu chấp