đối ấy luôn luôn tranh đấu nhau và tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. Phải là phải mà quấy là quấy, tịnh là
tịnh mà động là động; vật là vật mà tâm là tâm,… Người ta không thể hiểu rằng phải và quấy, tình và
động, tâm và vật có thể sống chung nhau, có thể dung hòa nhau mà tồn tại. Vì nhận lầm như thế nên
người ta mới dám tin tưởng rằng : “đời đục cả, một mình ta trong; đời say cả, một mình ta tỉnh”. Và
cũng vì tin tưởng như thế mới có bày ra những lý thuyết “nhất nguyên” về duy tâm hay duy vật.
Bởi vậy người ta mới nghĩ đến cách đem cái Phải mà trừ cái Quấy, đem cái Thiện mà trừ cái Ác.
Và mỗi một người của chúng ta không thể tư tưởng được nếu không chống đối lại với một cái gì : kẻ
nào nghĩ như ta là bạn của ta, kẻ nào nghĩ khác ta là kẻ thù của ta. Tư tưởng theo Nhị Nguyên rốt cục
lại đi về Nhất Nguyên, và chủ nghĩa của họ luôn luôn có chữ “duy” đứng đầu duy tâm hay duy vật tư
tưởng của họ là tư tưởng chỉ có một chiều mà thôi, một thứ tư tưởng độc đoán và độc tài, rất sai lầm
và nguy hiểm.
Sư Tăng Xán nói : “Đem cái điều mình ưa thích để chống lại cái điều mình không ưa thích, đấy là
căn bịnh trầm trọng nhất của tâm hồn”. Và chính đó cũng là thông bệnh của phần đông con người hiện
thời vậy.
*****
Theo Tam nguyên, thì tạo vật có ra và sinh tồn đều do hai lực lượng sau đây: một lực lượng tích
cực, một lực lượng tiêu cực và một lực lượng thứ ba chi phối hai lực lượng kia, bắt chúng phải điều
hòa để mà sinh tồn.
Luật Tam nguyên có thể tượng trưng bằng một hình tam giác như sau đây :
Nguyên lý tối cao dung hòa
và chi phối
A
Nguyên lý nguyên lý
tích cực tiêu cực