MỘT NGHỆ THUẬT SỐNG - Trang 25

(+) B C (–)

Quan niệm Tam nguyên này cũng thấy xuất hiện trong những đạo học cổ truyền Á Đông, như bên Ai

cập thì Tam nguyên được tượng trưng bằng vị thần Shou (Khí), vị thần Tefnet (hư không) và vị thần

Atoum tối cao và chỉ huy điều hòa hai vị thần kia. Trong xứ Sumer thì Tam nguyên được tượng trưng

bằng vị thần Anou, vị vua cõi Trời; Enlil, vua cõi Đất, và Ea, vị chúa tể chi phối cả hai vị thần kia.

Bên Bat ư thì Tam nguyên cũng được tượng trưng bằng Ormuzd vị thần Thiện; Aribmane, vị thần ác,

và Mithra vị thần thứ ba chỉ huy và dung hòa đôi bên Thiện Ác. Ấn độ cũng có Tam nguyên tượng

trưng bằng vị thần Vishnou, vị thần phù hộ giữ gìn vạn vật; Shiva, vị thần tàn phá và tiêu diệt, và trên

hết là Brahma, vị thần chúa tể chỉ huy hai vị kia.

Nhưng trong tất cả các hệ thống tư tưởng Đông phương không có đâu biểu diễn rõ rang cái ý niệm

về Tam nguyên bằng cái đồ Thái cực.

Đạo

Thái cực đồ

Trong đồ Thái Cực có hai phần bằng nhau : một phần Âm (mầu đen) và một phần Dương (màu

trắng) bao trong một cái vòng tròn gọi là Đạo (nguyên lý điều hòa và chỉ huy hai lực lượng mâu thuẫn

kia).

Trong phần Dương lại có ẩn một điểm Âm, phần Âm có ẩn một điểm Dương, tức là trong Trời đất

không có một yếu tố nào hoàn toàn thuộc Dương hay hoàn toàn thuộc Âm cả. Cũng chính do nguyên lý

“âm trung chi dương, dương trung chi âm” mà Lão tử mới nói : “Trong Phúc Họa thường mọc sẵn;

Trong Họa, Phúc thường núp sẵn”.

Cặp tương đối mâu thuẫn nguyên thủy là Âm Dương ám chỉ tất cả mọi lẽ tương đối trên đời : ngày

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.