MỘT NGHỆ THUẬT SỐNG - Trang 26

đêm, sáng tối, nóng lạnh, động tịnh, phải quấy, lành dữ, sanh tử, phúc họa…

Hai nguyên lý mâu thuẫn Âm Dương có giá trị tương đồng, không cái nòa phụ thuộc cái nào cả, tự

nó không có nguyên lý nào cần thiết hơn nguyên lý nào, sự cộng tác chặt chẽ và điều hòa giữa hai lực

lượng nầy rất cần thiết để phát sinh bất kì là hiện tượng nòa trong Vũ Trụ, dù nhỏ đến đâu. Trên hai lẽ

Âm Dương ấy, có một cái gì gọi là lực lượng thứ ba nắm giềng mối của hai bên, bắt buộc nó không thể

rời nhau. Nguyên lý tối cao hợp nhất, điều hòa và chi phối hai lực lượng kia gọi nó là Đạo. Nguyên lý

thứ ba này mà vắng mặt thì sự vật rời rã, tiêu tan tất cả.

Con người là một “tiểu kiền khôn” cấu tạo như “đại kiền khôn”. Cái thực thể con người là sản vật

của hai nguyên lý Âm Dương mâu thuẫn ấy, thuộc về giới hữu hình; còn nguyên lý thứ ba thì thiêng

liêng vô hình và ở ngoài thời gian.

Muốn thực hiện được cái Đạo nơi ta, thì điều kiện đầu tiên là phải từ bỏ một cách dứt khoát óc

phân biệt Thiện Ác. Người đã đạt đến tâm trạng tự do tuyệt đối là người đã vượt lên trên quan nệm

nhị nguyên, chẳng những không còn bị nô lệ trong vòng Tội Ác mà cũng đã không còn nô lệ óc phân

chia Thiện Ác, nghĩa là không còn nô lệ bất cứ bảng giá trị nào của cặp mâu thuẫn Thiện Ác nữa.

*****

IX

CHƯƠNG THỨ CHÍN

ĐẠI GIÁC và TIỂU GIÁC

Thường thường người ta hay quan niệm: Hễ mặt là Phàm thì trái là Thánh. Hiểu thế tức là hiểu biết

sai lầm, cái đó gọi là Tiểu giác.

Sống được trong cái Sống Một của mình rồi, tức là đã thực hiện được sự điều hòa của cặp tương

đối nơi lòng mình. Như ta đã thấy, cái mà làm cho cặp tương đối bao giờ cũng giữ được mực “trung”,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.