MỘT NGHỆ THUẬT SỐNG - Trang 28

nghĩa là hoặc đã phạm vào sự thái quá, hoặc sa vào lỗi bất cập. Bởi vậy, họ chỉ lo tìm chỗ thái quá

hay bất cập của cái mà ta gọi là Quấy đó, để tìm cách lập lại cái quân bình, cái điều hòa của nó. Liền

khi đó, cái mà ta gọi là Quấy đã hết Quấy, mà Phải cũng hết Phải lập tức.

Nói cho đúng, không có cái gì là Thiện, cái gì là Ác, cái gì là Phải, cái gì là Quấy. Thiện, thực ra,

là cái gì đã giữ được đạo Trung; Ác là cái gì đã mất đạo Trung. Bởi vậy, quyển sách triết học cao nhất

của Á Đông là Dịch kinh không bao giờ bàn đến Phải Quấy Thiện Ác, mà chỉ nói ròng đến hai chữ Lợi

Hại mà thôi.

*****

Tóm lại, hiểu biết không phải là phản động. Phản động với một cái lầm vẫn là lầm. Triệt để theo

cái Phải để trừ cái Quấy, theo cái Thiện để trừ cái Ác đều là sai lầm cả. Trong cái Thiện bao giờ cũng

có chữa ngầm cái Ác, trong cái Phải bao giờ cũng có chứa ngầm cái Quấy. Trang tử cho rằng: “…

muốn có Phải mà không có Quấy, có Nên mà không có Hư …là mơ Trời mà không có Đất, mơ Dương

mà không có Âm… thật là mê loạn thái quá”.

Hành động của bậc Đại giác bao giờ cũng thể theo hành động của Đạo, tức là hê “cao giả ức chi,

hạ giả cử chi, hữu dư giả tổn chi, bất túc giả bổ chi”, chứ không bao giờ thiên về một bảng giá trị nào,

cũng không cho cái lẽ Phải nào là tuyệt đối cả.

Liệt tử ở trong thiên Trọng Ni có câu chuyện ngụ ngôn này rất tiêu biểu cái ý nghĩa nói trên:

“Tử Hạ hỏi Khổng tử: Nhan hồi là người thế nào ? Khổng tử nói : cái Nhân của Hồi hơn ta.

- Còn Tử cống là người thế nào?

- Cái óc phân biệt của Tứ hơn ta.

- Tử Lộ là người thế nào?

- Cái Dũng của Do hơn ta.

- Tử Trương là người thế nào?

- Cái nghiêm của sư hơn ta.

Tử Hạ bèn tránh chiếu thưa rằng:

- Thế sao bốn người ấy còn theo học với Thầy? Thế nghĩa làm sao?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.