trong tất cả mọi vật trong đời, là trừ mình ra không ai giải thoát cho mình được cả. Một hiền giả Đông
phương nói rất chí lý: “Thấy đặng cái Chân trong cái Giả là đã giải thoát cho ta khỏi cái Giả rồi vậy”.
Chân lý là một cái gì Toàn Mãn, là cái Sống Một, không phải là một danh từ đối đích, có cái nghĩa
ngịch lại với sự giả dối như ta đã thường hiểu. Ta không nên hiểu chữ Chân lý như là một danh từ
tương quan như hai chữ chân và giả thường dùng trong giới Nhị nguyên, như một cái Sáng một cái
Tối. Cái gì còn có một đối đích của nó, không còn phải là Chân lý nữa.
*****
Có tiêu trừ được cái ác tập nhị nguyên, người ta mới có thể đi đến Chánh giác được, ta người mới
giải quyết được vấn đề hạnh phúc của mình, mới giải thoát được cõi lòng vô minh đau khổ.
Người Đại giác là người đã giải thoát, không còn nô lệ lấy một bảng giá trị nào nữa cả, không nô
lệ lấy một cái Phải hay một cái Quấy nào… Tốt Xâu, Vinh Nhục, Sanh Tử… đều được họ nhìn với
một cặp mắt lạnh lung điềm tĩnh.
*****
X
CHƯƠNG THỨ MƯỜI
HÀNH ĐỘNG CỦA KẺ GIẢI THOÁT
Như ta đã thấy trước đây thì hành động không viên mãn phải là hành động của một người viên
giác, tức là người đã giải quyết được cái mâu thuẫn không lồ ở nội tâm. Ít ra phải là con người có