Khổng Tử nói:
- Ở đây ta bảo : Hồi chỉ biết nhân mà không biết lúc bất nhân; Tứ chỉ biết mau mắn mà không biết
lúc chậm chạp; Do chỉ biết hung dũng mà không biết lúc nên nhút nhát; Sư chỉ biết trang nghiêm mà
không biết lúc ung dung để hòa đồng với mọi người. Nay gồm tất cả cái hay của bốn người ấy có mà
đổi với cái ta có, ta không đổi. Bởi vậy, họ phải thờ ta làm Thầy mà không dám hai lòng”.
Trang tử bảo phải xử với vấn đề Thiện Ác, Phải Quấy như nhà nuôi khỉ: “…Người ấy nói với khỉ
“sớm cho ba củ, chiều bốn củ”. Khỉ đều giận – Người ấy nói : Thôi “sớm bốn chiều ba”. Khỉ đều
mừng. Số cho mỗi ngày không thêm không bớt, nhưng tại cách cho mà có giận có mừng. Ấy nên thánh
nhân vì chỗ hòa mà nói thị nói phi, rồi đứng yên trong Thiên quân (cái cốt của bánh xe luân chuyển của
tạo hóa). Đó gọi là lưỡng hành”. Ông lại cũng nói: “Tri vong thị phi, tâm chi thích dã”. (Biết quên thị
phi, thì Tâm mới thuận với Đạo vậy).
Aaurobindo Ghose, nhà đạo học trứ danh Ấn độ hiện thời có nói: “Sự tranh đấu giữa hai lực
lượng Ssáng và Tối là cái chân lý (tương đối) của cõi đời hiện thời. Ta càng lên cao chừng nào, đối
với ta, những sự khác biệt nhau ấy càng không còn nghĩa lý gì nữa cả”.
“…Nếu anh đạp phải gai nhọn thì hãy lấy gai nhọn mà lễ nó ra. Nhưng rồi, cũng như khi anh bị cái
gai nhọn của Vô Minh (cùng một nghĩa với chữ Ác) thì anh dùng cái gai nhọn của Tri thức (đồng nghĩa
với chữ Thiện) mà lể nó ra. Nhưng rồi anh cũng phải vứt cả hai, cả cái gai Vô Minh cũng như cái gai
Tri thức để mà thực hiện cái Đạo nơi lòng anh, bởi nó ở trên tất cả Vô Minh và Tri thức”.
Còn bàn đến Thị Phi, Thiện Ác, còn dùng đến phương pháp lấy cái Phải trừ cái Quấy, lấy cái
Thiện trị cái Ác… thì có khác gì anh dung y trị bệnh mất ngủ bằng cách cho uống thuốc ngủ. Họ đâu có
dè, mất ngủ cũng như ngủ ly bỳ đều là những trạng thái bệnh hoạn, mất điều hòa. Cần yếu là sửa lại Âm
Dương khí huyết cho điều hòa thì tự nhiên sự thức ngủ sẽ được điều hòa, đâu phải cần lấy cái ngủ để
trị cái mất ngủ. Đó cũng là cái nghĩa của câu: “lấy cái trị mà trị thiên hạ thì thiên hạ loạn, bằng lấy cái
không trị mà trị thiên hạ thì thiên hạ hòa bình”.
Điều mà ta cần nhớ kỹ, là cặp mâu thuẫn ấy không phải nằm ở ngoài ta, mà nó nằm ở trong ta. Kẻ
nào chưa thực hiện được cái sống đầy đủ, cái sống một nơi mình sẽ luôn luôn sống trong tình trạng nội
chiến. Và sự mâu thuẫn nội chiến ấy sẽ ảnh hưởng tai hại chẳng những cho xã hội chung quanh mà cho
cả chính cái hạnh phúc của mình nữa. Lo mà giải quyết mâu thuẫn của xã hội chung quanh ta sẽ không
lợi gì cả nếu tự mỗi người không ai chịu giải quyết cái mâu thuẫn khổng lồ đang nằm trong đáy lòng
của cái người của mình trước. Cũng không có một lực lượng gì ngoài ta (như tôn giáo, luân lý, chế độ,
…) có thể giải quyết được cái mâu thuẫn ấy của nội tâm. Con người sở dĩ được xem là cao trọng nhất