MỘT NGHỆ THUẬT SỐNG - Trang 31

được cái nhãn quang “Tề vật” của Trang tử, “Huyền đồng” của Lão tử, hay “bác nhã bình đẳng” của

Phật gia mới có được những hành động hoàn toàn viên giác.

*

* *

Pháp bửu nghĩa lâm bàn về “Bác nhã bình đẳng” có nói “Một trong những điều kiện cần thiết để

giải thoát là thực hiện được sự Đồng Nhất của các cặp mâu thuẫn, không còn thấy sự sai biệt nữa như

kế thường nhơn nhận thấy.

“Bình đẳng” đối với các giáo Đại thừa thì đồng nghĩa với chữ “Không”

Đứng về phương diện sinh lý và tâm lý mà xem thì “Bình đẳng” tức là trạng thái Quân bình giữa

thể chất và nhận thức chủ quan và khách quan mà nhà tu sĩ thực hiện được bằng sự Thiền định.

Đứng về phương diện luân lý đạo đức, thì “Bình đẳng” tức là trạng thái thản nhiên điềm đạm của

bực Đại giác trước vấn đề Thiện Ác, Thị Phi, Vinh Nhục, Khen Chê, Yêu Ghét. Thái đôn bình đẳng ấy

gọi là Xả.

Những cặp mâu thuẫn, không có nghĩa lý gì cả, vì giữa Tôi và Anh, thực ra, đâu có gì khác nhau,

vì cùng đồng một Chân tánh.

Phật tổ nói: “Nếu có kẻ chặt ta một cánh tay và một kẻ khác ướp hương và săn sóc cánh tay ấy của

ta, đối với họ, ta vẫn xem đồng với nhau cả, không ai là bạn, không ai là thù… Các vị Bồ Tát đều có

cái tánh chung là vô lượng xả: nếu có ai tôn quý họ, họ cũng không vui, có ai khinh thường họ, họ cũng

không buồn; họ không quý bực hiền, cũng không xem thường người ngu dốt; được không mừng, mất

không buồn; đối với bạn than cũng như với kẻ thù, tâm hồn vẫn luôn luôn trung lập bởi vì họ không

phân biệt kẻ Thiện người Ác, người than kẻ sơ… Bác Nhã bình đẳng là một trong bốn cái Đại thức

của Bồ Tát, tiếp theo cái hạnh Đại Từ, Đại Bi của Bồ tát.

Theo Phật giáo đại thừa thì Niết bàn có nghĩa là tuyệt diệt, diệt hẳn cái quan niệm sai lầm của nhị

nguyên, hay muốn nói cho đúng hơn, vượt hẳn lên trên cặp mâu thuẫn mà đầu óc nông cạn hẹp hòi của

ta nhận thấy là hai thế giới riêng biệt.

Tất cả quan năng trong con người của chúng ta, phải biết “thống nhất” lại, thì hành vi ta mới được

gọi là toàn mãn và hoàn toàn nếu ngũ quan lục giác đều được tổng động viên trong mỗi hành vi hằng

ngày của ta, đó là điềm ta đã đắc Đạo rồi vậy, dù là trong một nghệ thuật nào : vẽ vời, đánh kiếm hay

bắn cung…

“Thuật đánh kiếm” đã được E.Herrigel miêu tả rất sâu sắc trong quyển “Le Zen dans l’art che –

valeresque du tir à l’arc” như vầy : “…sự hoàn thiện trong nghệ thuật đánh kiếm là cái tâm của nhà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.