MỘT NGHỆ THUẬT SỐNG - Trang 32

đánh kiếm phải đừng bị náo động vì ý niệm phân biệt nhĩ ngã, đừng thấy có Ta có Người, về địch thủ

với ngọn kiếm của nó, đừng nghĩ đến cây kiếm của mình và cách sử dụng nó nữa, cũng đừng bận gì đến

vấn đề sanh tử…” “Giải thoát được cái ý niệm ham sống và sợ chết, tức là cặp mâu thuẫn Sanh và Tử,

đó là đã đạt được cái nghệ thuật cao nhất của “thuật dánh kiếm” vậy”

Bàn về cái Đạo bắn cung của Liệt tử cũng nói một thế: “Liệt ngự Khấu cùng với Bá Hôn Vô Nhân

bắn cung. Liệt ngự Khấu tay cầm cung, chỗ cùi chõ để một chung nước. Bắn lien tiếp mấy phát mà mặt

nước không chao động. Bá Hôn Vô Nhân nói: “Cái cách bắn ấy là cách bắn của người quá lo trong

việc bắn, chưa phải là cách bắn của người thản nhiên đến việc bắn. Anh hãy đi với tôi lên núi cao kia,

kiếm chỗ gần hố sau thăm thẳm mà bắn, chừng ấy, sẽ biết anh còn giữ đặng cái vẻ điềm tĩnh ấy nữa

không?” Hai người cùng đi.

Bá Hôn Vô Nhân đứng tận bên mé hố, chân đứng nửa trên mặt đất, nửa ngoài không không, nghiêng

đầu ra sau và giương cung lên…, Liệt ngự Khấu thấy vậy mồ hôi toát áo, sợ quá té xỉu trên mặt đất. Bá

Hôn Vô Nhân cười: “Bậc Chí nhân, con mắt trên ngó tận mây xanh, dưới xem tận đáy đất, ngoài xem

tận chân trời mà lòng vẫn không biết nao núng. Cho có như thế thời mới bắn được cái bắn thản

nhiên… Chí như anh, chưa gì cặp mắt đã hoảng hốt, lo sợ… thì có bắn, làm gì mà bắn cho trúng

đặng.” (Liệt tử).

Lòng người mà còn ham sống sợ chết, còn nghĩ đến mình thì hành động chưa thể hoàn toàn được,

vì đã xa Đạo vậy.

Chí như trong cái đạo vẽ cũng vậy, vấn đề chủ quan và khách quan cũng phải được đồng hóa thì

hành động ta mới gọi được là hoàn toàn tuyệt diệu. Một bậc thầy Đông phương khuyên đệ tử mình như

vầy: “Hãy quan sát cây tre trong mười năm, hãy chính mình đồng hóa với cây tre ấy, rồi hãy quên hết

đi, và vẽ nó đi!” (Observe du bamboo pendant dix ans, deviens bamboo toi-même, puis, oublie tout et

peins!)

*****

“Khổng tử đứng xem thác nước Lũ lương. Thác ấy cao độ ba bốn chục lần bề cao con người.

Nước đổ xuống thành ra một dòng sôi bọt, chảy cuồn cuộn trong một cái lạch dài hơn bốn mươi dặm.

Dòng nước lộn nhào đến đỗi rùa cá cũng không ở đặng.

Bỗng Khổng tử thấy một người đang vận chuyển trong nước xoáy. Cho là một người thất chí muốn

tự vẫn nên bảo đệ tử đi theo bực hẳm đặng coi có thế nào cứu vớt nó. Cách chừng ít trăm bước dưới

nguồn, người ấy bèn lên khỏi nước, xổ đầu tóc ra phơi vừa đi vừa ca hát… Khổng tử theo kịp nói:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.