Kẻ nào muốn làm ông thánh lại làm thành con vật”.
*****
Huống chi quá hăm hở ham muốn một cái gì, thường lại phải gặt hái những kết quả trái ngược lại
với cái điều mình mong ước. Quá hâm mộ làm việc Thiện, lại không đạt được mục đích của sự Thiện
mà lại gặt lấy những kết quả trái ngược như trường hợp Gandhi, suốt đời cổ võ sự bất bạo động rồi lại
chết vì bạo động. Quá mong được tự do lại phải sa vào vòng nô lệ. Quá ham mê tự do thì thành ra hỗn
loạn, quá hỗn loạn thì phải cầu cứu đến độc tài và nô lệ. Âm cực thì Dương sinh, dương cực thì âm
sinh, việc đời bao giờ cũng như thế. Kẻ nào phát nguyện câu “Được tất cả hay là không được gì cả”
(Tout ou Rien) lại là người se “không được cái gì cả”.
Đạo, tức là cái luật Quân Bình của Vũ Trụ, không cho ta có quyền làm một cái gì thái quá. Đạo
giống như cái trọng tâm của quả lắc A :
Nếu ta kéo nó qua bên B, càng xa cái trọng tâm A của nó chừng nào thì luật quân bình bắt nó phải
đánh nó trả lại, nhưng khi nó đến trọng tâm A rồi, nó đâu có chịu dừng lại, nó phải vượt qua đó để đi
đến điểm B điểm đối đích bên kia. Rồi nó cũng biij luật quân bình của trọng tâm A làm cho quả lắc ấy
phải trở về vị trí A nhưng phải qua qua lại lại 5,6 chục lần mới có thể đứng yên lại như cũ.
Lão tử rất am tường “ luật phản động” ấy nên đã ví Đạo như “cây cung” mà giương ra : “Thiên chi
Đạo, kỳ du giương cung dư? Cao giả ức chi, hạ giả cử chi: Hữu dư giả tồn chi, bất túc giả bổ chi.
Thiên chi đạo: tổn hữu dư, bổ bất túc”. (Đạo Trời như cây cung mà giương ra: chỗ dư thì bớt đi, chỗ
thiếu thì bù vào. Đạo Trời là bớt cái dư, bù chỗ thiếu).
Ông lại nói: “Thánh nhân khứ thậm, khứ xa, khứ thái” ( bực Thánh bỏ những cái gì có tánh cách
thái quá) là vì “tương dục hấp chi, tất cố trương chi, tương dục nhược chi, tất cố cường chi; tương dục
phế chi, tất cố hưng chi; tương dục đoạt chi, tất cố dữ chi”. Đạo, là cái lẽ huyền diệu nắm giềng mối
tất cả mọi sự vật trên đời, không cho phép một cái gì “thái quá” đến làm chênh lệch thế quân bình. Tục
ngữ Tây phương cũng có câu: “ Cái gì thái quá đều là sái quấy cả” (I’excès en tout est un défant), và