MỘT NGHỆ THUẬT SỐNG - Trang 36

bởi thế kinh nghiệm thiết thực của người đời đã đẻ ra những câu tục ngữ thông thường, nhưng không

kém inh vi sâu sắc, như những câu: “ Cái quá tốt lại đi nghịch lại với cái tốt” (le mieux est l’ennemi

du bien), “kẻ nào muốn chứng minh nhiều lại không chứng minh được cái gì cả” (qui vent trop

prouver, ne prouver rien), “tấm huy chương nào cũng có cái bề trái của nó” (chaque médaille a son

revers)…

Ngày xưa có một ông lão có một con ngựa, một hôm tự nhiên đi mất. Hàng xóm đến chia buồn.

Ông nói: Mất ngựa, nhưng các ông sao biết đó là họa cho tôi?”

Cách mấy tháng, con ngựa lại trở về, dẫn theo một con ngựa hay nữa. Hàng xóm đến chia mừng.

Ông nói: “Được ngựa hay nhưng các ông sao biết đó là phúc cho tôi?”

Từ ngày được ngựa hay,con trai ông lão ngày nào cũng thích cỡi, rủi té, què chân. Hàng xóm đến

chia buồn, ông nói: “Con tôi què, nhưng các ông sao biết đó là họa cho tôi?”

Năm sau có giặc. Nhà vua bắt lính…thanh niên đi lính, mười người chết đến chin. Con trai ông lão

vì què, khỏi đi lính, nên cha con còn hủ hỉ với nhau.”(Liệt tử). Chính đó là chỗ mà Lão tử đã nói: “họa

hề phúc chi sở ỷ; phúc hề họa chi sở phục”.

Kể phần tích cực của sự đời, ai lại không muốn, nhưng thảm thay, càng muốn được nên thì càng lại

dễ thành hư, càng muốn được tốt lại dễ thành ra xấu, càng muốn được phải lại dễ thành ra quấy, càng

muốn được phúc lại dễ thành ra họa…”, “không có cái lầm lẫn nào to tát bằng sự ham muốn đạt cho kỳ

được cái kết quả tích cực của một việc gì mà mình quá mong ước”.

Vậy, tại sao ở đời, ta không biết “dĩ tiện vi bổn, dĩ hạ vi cơ” mà

“Hậu kỳ thân nhi thân tiện;

Ngoại kỳ thân nhi thân tồn”;

Lấy cái “Nhu thắng Cang;

Nhược thắng Cường…”

Tức là dụng cái thuật “bất tranh nhi thiện thánh” trong con đường tìm Đạo.

Bất cập là dở mà thái quá cũng không hay gì, dù là thái quá trong sự ham làm việc Thiện, như

trong sự Tế độ quần sinh là một vậy.

Tóm lại, tại sao người ta thường hay đạt được những kết quả trái hẳn lại với lòng nguyện ước của

mình” dù những nguyện ước ấy là những điều hợp lý và phải lẽ?

Là tại có cái Đạo chủ trương và bao trùm vạn vật luôn luôn có mặt trong tất cả mọi sự vật. Nó có

“phận sự” điều chỉnh lại những cái gì “thái quá”, vượt mức trung, vì hễ “cao giả ức chi, hạ giả cử chi,

hữu dư giả, tổn chi, bất túc giả bổ chi” đặng mà lập lại cái thế quân bình, không cho thiên hẳn về một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.