MỘT NGƯỜI CHÂN CHÍNH - Trang 105

sổ lớn kiểu Ý, đã phải dùng ván ép thay vào. Nước thiếu và hơi đốt thường
bị cắt, nên phải nấu đồ mổ bằng đèn cồn vậy. Và bệnh nhân ngày càng
đông thêm. Họ tới bằng máy bay, bằng xe cứu thương, bằng xe lửa. Số
thương binh càng nhiều thêm lên, khi trên tiền tuyến quân ta tấn công ngày
càng mãnh liệt. Tuy nhiên, tất cả nhân viên trong nhà thương, từ bác sĩ viện
trưởng, một nhà bác học lỗi lạc và đại biểu Xô viết tối cao, cho tới những
người hộ lý, gác cổng, giặt đồ, mặc dù bị đói, bị mệt, bị mất ngủ, nhưng
vẫn thi hành nội quy của bệnh viện một cách chặt chẽ. Những người hộ lý
phải gác hai ba buổi liền không nghỉ, vẫn dùng những thì giờ rỗi rãi để lau,
để rửa, để chùi. Y tá ốm và già đi, mệt mỏi đến mức độ đi loạng choạng,
nhưng khi tới phòng làm việc vẫn mặc áo bờlu là hồ và lo lắng thi hành
thực nghiêm chỉnh lời dặn của thầy thuốc. Các bác sĩ nội trú không ngừng
phê bình họ như xưa kia về từng vết nhơ nhỏ trên tấm đờra, kiểm soát sự
sạch sẽ trên tường, trên cầu thang và cả trên những quả đấm chốt cửa bằng
cách lấy mùi soa sạch ra lau thử. Bác sĩ chủ nhiệm là một ông già cao lớn,
mặt hồng hào, tóc hoa râm trên đỉnh trán, có ria và râu đen chỉ điểm trắng ở
đầu cuối mà thôi. Ông vẫn nổi giận mỗi ngày hai lần như hồi trước chiến
tranh, khi ông đi cùng đoàn người phụ tá thăm bệnh nhân. Ông hỏi kết quả
khám nghiệm những bệnh nhân mới vô và tự khám những người bị thương
nặng.

Trong những ngày chiến tranh gay go nhất, ông bận rất nhiều công việc,

cả ở ngoài bệnh viện, nhưng ông vẫn thu xếp đủ thì giờ làm việc trong bệnh
viện mà ông rất thiết tha yêu như yêu đứa con yêu, có nhiều khi phải bớt
giờ ngủ và giờ nghỉ để làm việc cũng cứ bớt. Ông sửa chữa từng chút
những khuyết điểm của nhân viên, lớn tiếng mắng, mắng gay gắt ngay ở
nơi làm việc, trước mặt bệnh nhân. Trong thủ đô Mátxcơva bị tối tăm vì
giảm đèn và luôn bị bom đạn, bệnh viện vẫn làm việc tốt và đều, đấy là câu
trả lời tốt nhất đối với tất cả bọn Hítle và bọn Gơrinh, theo như ông nói.
Ông không muốn nghe nói đến những khó khăn do chiến tranh gây ra. Bọn
lười cút đi đâu thì cút; ông cho rằng càng khó khăn thì bệnh viện càng phải
có trật tự nghiêm khắc, về phần ông, ông đi thăm bệnh nhân đúng giờ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.