trân nhìn Alếchxây. Đó là một sĩ quan trẻ tuổi, có râu mép nhọn, đầu đội
mũ thường, gắn huy hiệu trắng, chụp lệch xuống một bên tai.
Chính ủy nhấn mạnh:
- Đọc đi, đọc đi mà! Thực chẳng khác họ viết cho cậu đấy!
Mêrétxép đọc. Đó là chuyện một phi công Nga Valiriên Cácpôvít. Khi
thiếu úy Cácpôvít bay trên trận tuyến giặc thi anh bị một viên đạn “đum
đum” của Đức bắn trúng chân. Mặc dù chân anh bị tan nát, nhưng anh có
thể cưỡi máy “Phácman” vượt trận tuyến giặc và đậu được ở phía mình.
Anh phải cưa một chân nhưng anh không chịu giải ngũ. Anh tự chế ra được
chân giả và tự rèn luyện lâu lắm và rất kiên trì khiến cho khoảng cuối chiến
tranh, anh lại tham chiến được. Anh trở thành huấn luyện viên trong một
trường hàng không quân sự, và hơn nữa, theo lời nói thêm, “anh có dịp lên
không” trên chiếc phi cơ của anh. Anh được thưởng huân chương thánh
Giêoócghi và phục vụ cho thành tích rạng rỡ trong ngành hàng không quân
sự cho tới ngày anh bị tử nạn.
Mêrétxép đọc đi đọc lại bài báo. Người thiếu úy trẻ tuổi, mặt gầy còm và
bướng bỉnh, từ trong tấm hình chụp, cười với anh một nụ cười như hơi sốt
ruột và mệt nhọc. Cả phòng im phăng phắc, mọi người chăm chú nhìn về
phía Alếchxây. Anh vò bù tóc, và mắt không rời bài báo, tay với lấy cây bút
chì trên bàn nhỏ đầu giường, ghi một nét thật cẩn thận quanh bài báo.
Chính ủy dí dỏm hỏi:
- Cậu đọc chưa?
Alếchxây không nói, mắt vẫn đọc từng dòng của bài báo.
- Cậu nghĩ thế nào về chuyện này?
- Anh ta chỉ cụt có một giò!
- Ừ, nhưng cậu là một người Xô viết.
- Anh ta lại lái chiếc Phácman. Thế mà gọi là máy bay được à? Gọi là
chuồng gà thì hơn! Ai chẳng điều khiển được! Lái nó cần gì phải khéo léo,
và cần gì phải phản ứng lanh lẹ!
Chính ủy nhấn mạnh lần nữa.