anh còn nắm chặt trong tay từ hồi khuya khi ngủ. Thiếu úy Cácpôvít vẫn
cười với anh, một nụ cười phấn khích và mệt mỏi, trên tờ giấy bị nắm nhầu,
Mêrétxép lấy mu bàn tay vuốt thẳng ra cẩn thận và liếc nhìn Cácpôvít.
Chính ủy đã rửa mặt, chải đầu, đang nhìn anh làm như vậy mà mỉm cười.
Chính ủy vui vẻ hỏi:
- Thế nào, cậu liếc tình với với nó đấy à?
Mêrétxép nói:
- Sẽ còn bay.
- Nhưng bay thì cậu tính sao cho bay được? Người mất có một đôi chân
thôi, còn cậu thì mất cả hai!
Mêrétxép trả lời:
- Nhưng tôi là một người Xô viết, một người Nga.
Anh nói những tiếng đó, làm như do đó mà anh tin tưởng rằng anh sẽ
vượt thiếu úy Cácpôvít và sẽ bay được. Cơm trưa, anh ngấu nghiến ăn hết
đồ ăn, ngạc nhiên nhìn chén đĩa sạch trơn, và đòi ăn thêm. Anh đang được
kích thích mạnh. Anh hát, huýt gió, nói một mình, mà nói thực lớn tiếng.
Khi giáo sư đi thăm bệnh nhân, Cơlaođia Mikhailôna, Vaxiliêvít săn sóc
đến anh nhiều, anh hỏi giáo sư đủ thứ câu hỏi để làm sao cho mau lành
bệnh. Khi nghe nói phải ăn ngủ nhiều, anh đòi tăng gấp đôi khẩu phần, và
suýt tí thì nghẹn lại khi ráng sức để cố ăn hết miếng thịt băm thứ tư trong
bữa. Anh không ngủ được suốt ngày, tuy tự đặt thành kỷ luật là phải cố
nhắm mắt một giờ rưỡi đồng hồ.
Đôi lúc hạnh phúc làm cho người ta ích kỷ. Hỏi giáo sư lu bù đủ mọi
chuyện, Alếchxây không để ý tới một điều mà cả phòng ai cũng chú ý tới.
Vaxiliêvít xem bệnh theo lệ thưởng, đúng tăm tắp giờ hàng ngày, tức là vừa
lúc ánh mặt trời chiếu trên sàn phòng lướt dần vừa tới một tấm phản bị
mục. Giáo sư tỏ ra vẫn chăm chú như mọi ngày, nhưng cả phòng ai cũng
thấy ông như có vẻ xao xuyến bên trong, khác hẳn với thói quen thường
ngày. Ông không cáu kỉnh và không la rầy, không hăm dọa ai như mọi khi.
Ở một góc mắt ông đỏ và sưng lên, một mạch máu nhỏ run run không
ngừng; buổi chiều, khi ông trở lại, lưng ông khòm thêm hơn trước, và