Anh ở đằng ấy đấy. Em nhận được thư cách đây hai ngày, thư vắn tắt lắm,
có mấy câu thôi: Anh đang ở Stalingơrát và cái anh khùng vô cùng khùng
đó cho em biết anh đã để râu cằm! Đâu phải là lúc nghĩ tới chuyện râu với
ria! Mà hình như nguy hiểm lắm lắm ở đằng ấy thì phải. Alếchxây, anh
này! Nghe nói ở Stalingơrát có những chuyện long trời lở đất phải không,
anh?
- Đó là chiến tranh mà!
Alếchxây thở dài và cau mặt lại. Anh thèm muốn sao được như những
người đang ở đấy, trên sông Vônga, nơi đang diễn ra cuộc chiến trận to lớn
đang làm đầu câu chuyện của mọi người.
Đôi bạn nói chuyện với nhau suốt buổi tối, rồi cùng nhau ăn uống ngon
miệng vô cùng một đĩa thịt hộp. Vì căn buồng bên khóa, nên cả hai ngủ
chung một phòng như đôi anh em ruột. Anhuta ở giường, còn Alếchxây ở
đivăng. Cả hai thiếp ngủ đi ngay, giấc ngủ ngon lành của tuổi thanh niên.
Khi Alếchxây mở mắt, anh nhảy xuống. Mặt trời đã chiếu xiên vào
phòng, rọi ánh xuống sàn. Anhuta đã đi rồi. Trên lưng ghế đivăng có ghim
một mẩu giấy: “Em đi gấp tới bệnh viện. Trà ở trên bàn, bánh ở trong tủ;
đường thì hết rồi. Từ nay, đến tối thứ bảy, em không về được. A.”.
Alếchxây ở nhà, tới thứ bảy chẳng mấy khi ra ngoài. Không muốn ngồi
không, anh đem đèn rê-sô và xoong ra chùi cho sáng, sửa lại mấy cái công-
tắc điện và chốt cắm điện, và hơn nữa, theo lời bà già nhờ, anh đã sửa giùm
cối xay cà-phê cho bà Aléptina không tốt nọ, mặc dù bà này vẫn không
chịu trả cái bình sữa tráng men. Nhờ thế, anh được bà già và chồng bà rất
thương; chồng bà làm việc ở sở xây dựng và là một nhân viên tích cực của
ban phòng thủ, nên ông không về nhà mỗi ngày. Hai vợ chồng đi tới kết
luận là những chiến sĩ xe tăng hẳn là những người dũng cảm đi rồi, nhưng
các phi công cũng không thua, và tính cho đến cùng, thì những anh chàng
này, tuy nghề nghiệp của họ là ở lưng trời thực đấy, nhưng họ cũng là
những người đứng đắn, nghiêm chỉnh.
Hôm trước ngày anh phải đi tới ban giám đốc nhân sự để hỏi xem quyết
định về anh như thế nào, suốt đêm anh ngủ không được. Mờ sáng, anh đã