Alếchxây không hút thuốc, nhưng hôm anh ra trận, má anh đã luồn vào
túi anh cái của gia bảo đó, tới nay trân trọng giữ gìn mãi. Anh vẫn luôn giữ
trong người cái vật to lớn, cồng kềnh ấy, bỏ vào túi như bùa cầu may, mỗi
khi anh bay ra trận. Anh đi lấy bao thuốc lá đó trong túi đồ, và đem đến nhà
mua bán đồ cũ.
Một người đàn bà gầy còm, nồng nặc mùi thuốc trừ dán, lấy tay lật qua
lật lại cái bao của anh, lấy ngón tay xương xẩu chỉ vào những chữ ghi nói
cho anh biết đồ có khắc tên, bán lại không được.
- Tôi có bán đắt đâu... Bà muốn trả bao nhiêu cùng được.
- Không, không tôi không mua, quý công dân bộ đội ạ! Với lại, này!
Hình như anh còn trẻ quá, làm gì có quà mừng cưới 25 năm như thế này.
Bà nói thêm mấy câu đó một cách hiểm độc và nhìn Alếchxây chẳng
chút thân ái, bằng cặp mắt không màu sắc chi cả.
Mặt Alếchxây đỏ bừng lên, anh cầm lại bao thuốc lá và chạy vội ra. Có
người nắm lấy tay áo anh, và một anh chàng sặc mùi rượu, nói nhỏ vào tai
anh:
- Cái đồ quái đó, trông được đấy. Không bán đắt hả?
Con người đó mũi tím bầm, mồm râu ria, chìa tay run run cầm lấy bao
thuốc, hỏi thế, rồi thêm:
- Bằng bạc khối. Còn anh thì lại là một anh hùng chiến trận. Vậy trả năm
tờ đấy.
Alếchxây không nói gì cả, cầm 500 rúp và chạy phóng ra ngoài đường,
để lánh xa cái vương quốc thối tha của sự bán bán buôn buôn. Đến chợ gần
đó nhất, anh mua một miếng thịt, mẩu mỡ, một cục bánh mì, khoai tây và
hành. Anh cũng không quên mua rau mùi. Anh trở về “nhà mình” như anh
thường nói, hai tay đầy đồ, vừa đi vừa nhấm nhót một miếng mỡ nhỏ.
Anh vừa dở gói tài sản của mình đặt trên bàn trong bếp, vừa nói với bà
già:
- Tôi định lấy lại thẻ, để nấu ăn như trước: họ cứ nấu toàn hổ lốn mãi.