Từ những đống tuyết nhô lên những đầu gối bị trẹo, ló ra những cái cằm;
những bộ mặt trắng như sáp, lộ ra vì tuyết tan bớt, bị chồn cáo gặm thịt, bị
chim quạ mổ mắt.
Mấy con quạ bay lượn chầm chậm trên cánh rừng thưa này. Mêrétxép
nghĩ ngay tới một bức tranh, trong sách giáo khoa lịch sử, của một họa sĩ
trứ danh, tả chiến trận hồi xưa nơi quân đội của sứ quân Igo (Igor)
bị tiêu
diệt
Kể ra mình cũng có thể chết ở đây. Anh vừa nói thế, song cảm giác muốn
sống cũng vừa nảy ra mạnh mẽ trong óc anh. Anh cựa mình. Nhưng đầu
anh vẫn đau như búa bổ, chân anh đau hơn lúc nãy nhiều. Ngồi trên xác con
gấu, anh tự hỏi: “Phải làm gì đây? Đi đâu? Làm sao tới trận tuyến của quân
mình?”
Khi té xuống, anh đã mất bao dựng bản đồ, nhưng anh vẫn nhớ được rất
rõ đường anh đã đi. Sân bay Đức mà anh vừa tấn công cách xa chiến tuyến
chừng sáu mươi cây số về hướng tây. Khi đánh với bọn Đức, đồng đội anh
đã nhử chúng bay chừng hai mươi cây số về phía đông phi trường, còn anh
thì sau khi chạy thoát gọng kìm của giặc, anh còn bay thêm một quãng nữa
về hướng đông. Như thế là anh cách chiến tuyến chúng khoảng ba mươi
lăm cây số, ở cái quãng gọi là “rừng đen” rộng lớn mênh mông mà anh đã
mấy lần bay qua cùng các phi cơ oanh tạc và chiến đấu chớp nhoáng tấn
công giặc.
Từ trên cao nhìn xuống, rừng này giống như biển xanh um. Trời tốt, thấy
biển ấy nhấp nhô những ngọn thông cao. Trời xấu nó lẫn trong sương mù
xám ngắt, giống như biển đen màu chì gợn sóng.
Anh đã rơi xuống giữa khu rừng chằng chịt đó. Đó là vừa may và rủi.
May là vì trong rừng rậm này chắc không phải đụng với giặc Đức vì chúng
ham ở đường cái và phố xá. Nhưng rủi vì anh phải đi qua một khoảng
đường tuy không xa lắm nhưng khó nhọc vì rừng sâu, nhiều cây, không
người, không lương thực, không nhà cửa, không một hớp nước nóng cho
ấm bụng. Lại còn cặp giò anh nữa, cặp giò anh nó có chịu khiêng anh đi
không? Anh có thể đi được không?