Người đàn ông đi chung với ông Trần Văn Hiếu là một người trẻ tuổi
ở vào khoảng trên hai mươi, ông ta vội vàng bắt tay Joseph và bà
Flavia ngay khi được ông anh rể giới thiệu. Khách lạ có một cái nhìn
thật thông minh với vầng trán cao như một nhà thông thái. Không
giống như những người hiện đang có mặt tại đây. Đào Văn Lạt không
mặc y phục đại triều mà vận âu phục.
— Chắc ông Lạt sẽ viết bài tường thuật về buổi lễ hôm nay, phải
không?
Joseph nôn nóng hỏi. Người đàn ông trẻ bỗng mỉm cười chua chát.
— Tôi chỉ viết lại những gì tôi đã viết hồi năm ngoái và năm kia mà
thôi.
Trần Văn Hiếu vội vã chen vào.
— Em rể tôi từng theo học bên Paris nhưng nó là đứa theo chủ nghĩa
lý tưởng mà các quan điểm về những điều chính thống của nó không
phù hợp với quan điểm của tôi và những đồng hương của chúng tôi tí
nào cả, xin bà đừng bận tâm đến những điều mà em vợ tôi vừa đề cập
đến.
Trần Vãn Hiếu nói xong vội vã chào từ giã mọi người rồi bước qua
chỗ khác trò chuyện với một số quan khách người Pháp. Đào Văn Lạt
vội nói nhanh.
— Những điều mà anh rể tôi nói đều không hoàn toàn đúng đâu. Có
nhiều người ở đây đâu có đồng ý sự hợp tác với người Pháp của anh
tôi.
Bà Flavia lễ phép cất tiếng hỏi.
— Nhưng tại sao ông không thể viết bài nói về buổi lễ ngày hôm nay
theo ý ông được?
Người đàn ông trẻ đưa mắt nhìn chung quanh một thoáng, khi biết
chung quanh đây không có ai nghe được lời nói của mình, Đào Văn Lạt
cất giọng thì thầm.
— Bà không phải là người Pháp nên tôi xin được phép nói thật với
bà.