còn đủ can đảm để chịu đựng và khắc phục được mọi đớn đau dồn dập
đổ tới.
Lòng ta sắt đá, há lung lay.
Đào Văn Lạt mỉm cười khẽ ngâm câu thơ của nhà thơ Phan Văn Trị.
Bài thơ đã được viết cách đây gần tám mươi năm, trước khi người Pháp
cướp được mảnh đất đầu tiên của Nam Kỳ. Lời thơ đã phản ánh được
nỗi hận lòng chất chứa một kinh nghiệm dị biệt hoàn toàn dựa trên
quan điểm tối hậu của siêu nhân. Há Đào Văn Lạt chẳng học hỏi cũng
như đã chứng kiến được cái số phận của con người văn minh siêu việt
đứng trước các tiến bộ kỹ thuật và các định chế vĩ đại đó trong thời
gian anh theo học tại Pháp hay sao? Đào Văn Lạt há chẳng đã đọc được
nhiều sách triết của Pháp, Đức cũng như các quốc gia Tây Phương khác
hay sao? Những triết gia này, ai cũng đồng ý với Phan Văn Trị trong
việc cho rằng mầm mống chiến thắng phải được xây dựng trên tinh
thần của con người và do đó, đây có phải là một giáo điều hay không?
Tinh thần chống đối cái bản chất siêu việt của con người theo
Nietzche ở đâu? Tới cùng thì có phải các tàu chiến, các khí cụ tôi tân và
các guồng máy xâm lăng của các quốc gia đi tìm thuộc địa đều được
khai sinh trước tinh thần quyết định của con người hay sao? Nếu như ở
Âu Châu người ta có được một triết gia siêu nhân như Nietzche, thì tại
sao ở Á Châu không có được những người như vậy? Bây giờ đã đến lúc
mà Khổng Tử phải cúi đầu trước những vĩ nhân của thế giới tân tiến
này rồi.
Đào Văn Lạt gục gặc đầu đồng ý với những điều mình vừa nghĩ tới.
Anh xoay người để cho ánh sáng vàng vọt của ngọn đèn trên trần nhà
chiếu vào phần trước của thân thể. Đào Văn Lạt lại đưa mắt quan sát
khắp châu thân, từ vai xuống đến phần dưới bụng. Cái thân xác này xưa
rày lúc nào cũng ngủ yên, giờ đây bỗng thoáng rung lên như không còn
dính dáng gì đến thân thể của mình nữa. Lạt chợt thắc mắc không hiểu
rồi đây sức sống tiềm tàng của mình có còn được như xưa nữa hay
không? Thật khó mà đoán được ra cái nhiệt tình dồn nén này có thể nảy
nở được trước cái viễn ảnh mơ hồ sắp tới đây hay không? Lạt lắc đầu