MỘT NỬA CỦA 13 LÀ 8 - Trang 100

“Buộc một đầu dây giày quanh đầu một que diêm, đầu kia thì buộc vào đầu
tuốc-nơ-vít. Đốt que diêm và thả nhanh vào trong ống. Khi que diêm cháy
chạm vào quả bóng bàn, nó sẽ dính lấy quả bóng, đợi cho que diêm nguội đi
rồi kéo quả bóng và que diêm dính nhau lên.”

Thật tuyệt vời khi thu thập được bao nhiêu ý tưởng, để một lần nữa chứng
minh là có rất nhiều cách để xử lý vấn đề.

Nhưng chẳng ai đề xuất ý tưởng đổ nước vào trong ống.

Dĩ nhiên nguyên nhân là do sinh viên của tôi (và có lẽ cả bạn nữa) tự giới
hạn mình với những thứ tôi cho để giải quyết vấn đề. Có điều tôi đâu bảo
họ chỉ được dùng những thứ này để lấy quả bóng bàn ra. Họ tự tạo giới hạn
cho mình.

Lần tới khi bạn gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề gì thì hãy tự hỏi:
“Mình đang tự tạo ra những giả định gì không bắt buộc?” “Mình đang tự
đặt ra những hạn chế không cần thiết nào?”

Hãy đặt cho mình giới hạn.

“Đợi đã,” tôi có thể thấy bạn kêu lên. “Chẳng phải anh vừa bảo tôi đừng có
đặt ra những giới hạn không cần thiết cho mình? Giờ anh lại bảo tôi là nên
đặt ra một số giới hạn. Vậy là thế nào?”

Những giới hạn tôi vừa nói ở trên là những rào cản tưởng tượng, những giả
định vô thức mà ta thường tạo ra về bản chất của sự việc.

Còn bây giờ tôi nói về sự cần thiết phải tạo ra một khuôn khổ để từ đó tìm
ra giải pháp.

Tôi biết điều này nghe có vẻ nghịch lý, sáng tạo mà lại cần khuôn khổ.
“Anh điên hay sao?” Tôi có thể hình dung bạn nói vậy. “Đầu óc sáng tạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.