Đó là cách tư duy mang tính chất phân tích, liên tục, có mục đích. Nếu gặp
điểm nào bất hợp lý, ta dừng lại và chuyển hướng suy luận qua những điểm
khác cho đến khi đi tới một kết luận hợp lý.
Nhưng còn có một cách tư duy khác được Edward de Bono phổ biến là tư
duy định hướng.
Trong tư duy định hướng, bạn ở thế chủ động. Bạn không buộc phải đi theo
chuỗi suy luận, bạn có thể đi theo một hướng khác ngay cả khi có vẻ như
không dẫn đến đâu cả.
Cũng may là ta chẳng thể nào biết một vấn đề được giải quyết nhờ tư duy
định hướng hay tư duy tuyến tính. Bởi lẽ mọi đáp án hay thường chặt chẽ
và có mạch suy luận hợp lý.
Nhưng ngay cả khi mọi đáp án đều rõ ràng sau khi thấu đáo vấn đề thì cũng
rất khó có thể hình dung là có những đáp án lại được tìm ra một cách hợp
lý.
Dưới đây là một ví dụ:
Một công ty nhỏ đang đối mặt với vấn đề nhân viên đi làm muộn. Hàng
tuần, hai mươi nhân viên của họ cứ đi làm muộn dần.
Người chủ nói chuyện với từng nhân viên một (giải pháp mang tính chất
tuyến tính). Tình hình có cải thiện đôi chút nhưng không đáng kể.
Do vậy ông tập hợp toàn bộ nhân viên và nói rõ mối quan ngại của mình
(lại một giải pháp tuyến tính). Có thêm chút tiến bộ. Nhưng chỉ một tháng
sau, tình hình lại tệ như vậy nếu không muốn nói là xấu hơn.
Rồi ông ta đã làm một việc giúp xử lý triệt để vấn đề và ngăn ngừa cả việc
tái diễn.