lao cải; thứ hai, tớ không có mũ; thứ ba, xuất thân dân nghèo thành thị, còn
cậu là tư sản; thứ tư, cho đến giờ họ vẫn chưa tước phăng tư cách cán bộ
của tớ, còn cậu thì là một công nhân nông trường hạng bét. Tớ lại đã từng
học quân sự, chưa biết chừng sau này còn có đất dụng võ cơ. Còn cậu – anh
lấy lại cái vẻ khiêm nhường bề trên, xỉa ngón tay vào ngực tôi - Cậu em ơi,
cậu có nhớ cái hồi chúng mình ngồi tù với nhau, đội trưởng chỉ vào mũi
cậu mắng như thế nào không? Lão ta bảo: Chương Vĩnh Lân, mày đừng có
mà mơ trời sập, hễ ngoài kia mà có động tĩnh gió lay cỏ lướt gì, thì trước
hết sẽ đem mày ra chém đầu thị chúng!
- Tất nhiên, lúc đó lão ta chỉ doạ bóng doạ gió cậu một tí thế để bắt cậu
ngoan ngoãn phục tùng thôi. Nhưng lão ta nói thế cũng có phần đúng đấy,
cậu nên đề phòng một chút; họ quật chết cậu thì cũng như giết chết một con
rệp mà thôi, chẳng cần chịu trách nhiệm trước bất cứ cơ quan nào và bất cứ
ai.
Chàng Câm đủng đỉnh leo mãi vẫn chưa hết dốc, gió thổi vạt áo choàng quá
dài cứ quấn lấy chân anh ta. Chu Thụy Thành thu ánh mắt lại, nhìn tôi và
nói tiếp:
- Cậu không thấy ư? Hồ Thế Dân và Lý Nghĩa Quân, cứ lấy hai người ấy
mà suy, đó là những thí dụ hết sức rõ ràng. Hồ Thế Dân là trưởng phòng
tuyên truyền của sư đoàn bộ, tham gia công tác năm 49, không có tiền án,
họ hành anh ta đến chết, thế là lúc minh oan, chẳng những làm lễ truy điệu,
đền tiền xin lỗi, mà đội trưởng còn bị mất chức, không thế thì Tào Học
Nghĩa đừng hòng đến được đây. Tớ nghe nói vụ kiện cáo này mãi đến giờ
vẫn chưa xong đâu. Còn Lý Nghĩa Quân thì sao, chẳng qua là một công
nhân nông trường như cậu, cũng như cậu vậy thôi đã từng đi lao cải, đầu có
mũ cho nên họ quật chết anh ta thì thôi chứ, bây giờ có ai mở miệng ra
thanh minh cho anh ta được câu nào đâu?
Cái anh chàng thường này rụt rè khép nép, im hơi lặng tiếng ấy, mà té ra cái
gì cũng nhìn thấy rất rõ, cái gì cũng nhớ như in vào lòng!
- Đúng thế - Tôi bóp cái đầu mẩu thuốc lá đến nát vụn - Thật ra Lý Nghĩa