MỘT NỬA ĐÀN ÔNG LÀ ĐÀN BÀ - Trang 24

ngồi xổm trên bờ mương ăn cơm chiều. Dưới hàng liễu bên kia mương
từng đàn trẻ con nông dân, đứa đứng đứa ngồi, ngây ngô chằm chằm nhìn
lũ người quấn áo đen chúng tôi như những con người kì dị. Quần áo đen
giống hệt áo chùng thâm của cha cố trùm kín một vẻ thần bí: họ can tội gì
nhỉ? Số kiếp nào đã dồn đuổi họ tập trung lại đây?…Từ đây, những tâm
hồn thơ dại thấm dần nỗi khiếp sợ cõi đời, khiếp sợ tương lai.

Nếu đại đội có lính gác áp giải, xếp hàng đi dọc bờ muơng ra đồng làm
việc, thì bà con nông dân kéo ra xem còn đông hơn nhiều. Ngay cả người
tận đâu đâu đến làng này thăm bà con thân thích cũng phải xem bằng được
<< bọn tù lao cải >> như xem một tiết mục đặc sắc hấp dẫn

- Ồ nhìn kìa…còn đeo cả kính nữa đấy!
- Ờ tay kia, tay kia…trông đẹp trai đấy chứ!
- Sao kia! Cho mày lấy nó làm chồng…
- Đồ chết dẫm, tao vả vào cái mồm…của mày bây giờ!

Tất nhiên đó là đám đàn bà con gái.

Trong chốc lát họ cãi nhau lộn ẩu ầm ỹ cả lên.

Thế là bỗng dưng thành một sân khấu ngoài trời, khán giả cũng là diễn viên
rất sôi nổi. Lâu dần thành lệ, nếu chúng tôi ra đồng về trại mà không nhìn
thấy họ, nhất là những cô gái trẻ mặc áo hoa đứng bên kia mương nước
nhìn sang chỉ trỏ, thì chúng tôi lại thấy quạnh vắng, các chàng trai đi trong
hàng, sẽ uể oải rã rời, dẫu rằng hôm ấy công việc chẳng nặng nhọc gì. Nếu
người ra xem đông, thì hầu như tất cả tù nhân đều phấn chấn hẳn lên, đội
trưởng Vương không ra lệnh hát ( hát cũng phải theo lệnh ) cũng cứ hát.
Trong tất cả << ca khúc cách mạng >>, chúng tôi thích nhất hai bài:
Mặt trời lặn sau núi Tây, ráng đỏ bay.
Chiến sĩ bắn bia trở về doanh trại.
Và:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.