bắc, quay đầu lại phấn khởi gào lên:
- Hãy còn nữa kìa!
Cậu mắc tội làm chết bò nghển cổ lên nhìn, rồi nhoẻn miệng cười ranh
mãnh.
- Đội nữ đấy!
Đúng là đội nữ!
Nhưng từ xa không tài nào nhận ra được họ là nữ. Người tù để chết bò có lẽ
ngửi thấy mùi đàn bà bằng khứu giác. Họ cũng mặc áo tù đen tóc cắt ngắn
cũn. Trước năm 1966, khi tôi vừa bị giải vào đội lao cải, lao động trên sân
phơi thì từ xa đã phân biệt được rõ nam và nữ, vì khi ấy tù đàn bà vẫn còn
đươc phép tết đuôi sam. Sau năm 1966 làn gió xóa bổn cũ ở bên ngoài đột
nhiên ùa vào, chỉ trong một đêm, tù đàn bà bất kể già trẻ đều phải cắt tóc
bằng hết. Một người nữ tù tự do ở vườn rau, vốn là một bà đồng đội bát
nhang, đã ngoài sáu mươi tuổi, cũng bị xén nốt lọn tóc chỉ còn vài sợi lơ
thơ bạc trắng. Xử bà bẩy năm tù giam bà không hề oán thán lại còn cảm ơn
chính quyền:
- Ra tù tôi sẽ đèn nhang cúng bái cụ Mao!
Nhưng khi cắt cái búi tóc của bà thì bà kêu khóc thảm thiết, gào đến đứt hơi
khản tiếng:
- Trời Phật ơi! Khốn nạn thân tôi! Khốn nạn thân tôi! Cách mạng cách đến
cả túm lông cằn của tôi rồi!
Bà ta còn hát như lên đồng, chẳng ai nghe rõ lời hát quái đản kỳ quặc của
bà ta, chỉ biết một tháng sau bà lăn ra chết. Chính tôi là đại tổ trưởng đã
dẫn bốn người tù đàn ông đi nhập liệm cho bà. Hôm ấy chúng tôi theo sau
đội trưởng Vương mặt mày ủ dột vào trại tù đàn bà khiêng xác bà đồng đi
trước mặt đám tù đàn bà đang sợ run như cầy sấy. Bốn anh tù đàn ông
khiêng không vững, tấm ván cửa nghiêng ngả chao đảo, tờ báo phủ diện
phập phồng rồi bay xuống đất. Tôi thấy cặp mắt thất thần khô đét của bà
phẫn nộ hướng lên trời. Tôi đưa hai ngón tay vuốt mắt cho bà, nào ngờ xác
bà đồng đã khô quắt như que củi, mà mi mắt vẫn còn đàn hồi co dãn. Tôi