để ý tới”.
Tôi đã làm một bài thơ tóm tắt tư tưởng Đạo gia như sau:
----
Có cái sáng suốt của sự ngu muội.
----
Có cái thanh nhã của sự hoà hoãn.
----
Có cái cơ xảo của sự trì độn.
----
Có cái hữu ích của sự ẩn cư.
Mấy câu đó chắc làm cho những độc giả theo đạo Ki Tô nhớ lại lời “Thuyết
giáo trên núi”. Và chắc họ cũng cho rằng đều vô hiệu lực như nhau. Lão
Tử còn bảo kẻ ngu được phúc vì họ là những kẻ sung sướng nhất đời.
Trang tử theo cái thuyết “Người rất khéo thì như vụng, người nói giỏi thì
như lắp bắp” và khuyên ta phải “liệng bỏ cái trí” (khí trí). Thế kỉ thứ tám,
Liễu Tôn Nguyên đặt tên cho một ngọn núi gần chỗ ông ở là “Núi Ngu”
(Ngu Sơn) và dòng suối nơi đó là “Suối Ngu” (Ngu Khê). Thế kỉ mười
tám, Trịnh Bản Kiều có một câu danh ngôn: “Thông minh khó, hồ đồ khó,
do thông minh mà đạt được hồ đồ lại càng khó”. Trong văn học Trung Hoa
có nhiều câu tán tụng sự ngu độn như câu đó. Người Mĩ có câu: “Đừng nên
tinh ranh quá” (Don’t be too smart), cũng là cái nghĩa: người đại trí thường
có vẻ như ngu.
Vì vậy mà trong văn hóa Trung Hoa ta thấy hiện tượng lạ lùng này là bậc
đại trí phát sinh lòng hoài nghi đối với mình cho rằng vũ khí tốt nhất trong
cuộc tranh đấu trên đời là tôn sùng sự ngu độn và sự ẩn dật. Từ cái thuyết
“khí trí” của Trang Tử đến sự tôn sùng kẻ ngu chỉ có một bước ngắn, và
trong văn chương cùng hội hoạ của Trung Hoa ta thấy hình ảnh của nhiều
người hành khất, nhiều nhà ẩn dật bất hủ, nhiều nhà sư điên, hoặc những
đạo sĩ kì dị, như trong tập “Minh Liêu tử du”; đó toàn là phản ảnh quan
niệm tôn sùng kẻ ngu độn cả. Khi một nhà sư điên lam lũ được coi là tượng
trưng cho cái trí tuệ rất cao, cái tư cách rất quí, thì trong cái bến mê là cõi
đời này, ta bỗng tỉnh ngộ; trong sự tỉnh ngộ đó có cái ý vị lãng mạn hoặc