của Lão Tử là luôn luôn tìm chỗ thấp mà ở:
----
Sông biển sở dĩ làm vua trăm hang
----
Vì nó khéo ở chỗ thắp hơn cả;
----
Nhờ vậy nó làm vua được trăm hang.
(Giang hải sở dĩ năng vi bách cốc vương giả, dĩ kì thiên hạ chi, cố năng vi
bách cốc vương).
Chữ “cốc” (hang) trong học thuyết Lão Tử còn trỏ cái gì rỗng, tượng trưng
cái tử cung của mẹ vạn vật, tức tượng trưng khí âm hoặc giống cái:
----
Thần hang bất tử
----
----
Cửa của Huyền Tẫn
----
Là gốc của Trời, Đất.
----
Dằng dặc như còn hoài,
----
Dùng hoài mà không hết.
Lấy giống cái đại biểu cho văn hóa phương Đông và giống đực đại biểu
cho văn hóa phương Tây có lẽ không phải là khiên cưỡng.
Jules César muốn được làm người thứ nhất trong làng, Lão Tử trái lại,
“không dám ở trước thiên hạ” (bất cảm vi thiên hạ tiên). Trang Tử cho
rằng nổi danh là một điều nguy hiểm, và diễn ý đó trong đoạn văn phúng
thích dưới đây để chê Khổng Tử là hay khoe tri thức cùng hành vi của
mình. Trong bộ Trang Tử có nhiều chỗ bịa đặt ra để bài xích Khổng Tử vì
lúc đó Khổng Tử đã mất rồi mà ở Trung Quốc thời xưa cũng không có luật
pháp trị tội huỷ hoại danh dự của người khác.
“Khổng Tử bị vây ở giữa nước Trần và nước Sái
, bảy ngày không có
cơm ăn