----
Người rất khéo thì như vụng,
----
Người nói giỏi thì như lắp bắp,
----
Cử động thì thắng được lạnh;
----
Nhưng yên tĩnh thì thắng được nóng.
Vậy cứ thanh tĩnh thì mọi việc sẽ đâu vào đấy.
Biết như vậy rồi thì còn cạnh tranh làm gì nữa. Cho nên Lão Tử bảo bậc
thánh nhân “không tranh với ai nên không ai tranh được với mình”, lại
bảo: “Kẻ hùng hổ nào mà không bất đắc kì tử, thì ta xin nhận kẻ đó làm
thầy”. Một nhà văn ngày nay có thể thêm vào câu đó: “Kẻ độc tài nào mà
không dùng mật thám để hộ vệ thì tôi xin tôn làm thủ lãnh”. Cho nên Lão
Tử nói: “Thiên hạ có đạo thì người ta dùng ngựa để kéo và lấy phân; thiên
hạ vô đạo thì người ta nuôi ngựa chiến ở ngoài thành”.
----
Người đánh xe giỏi không xông bừa tới trước
----
Người chiến đấu giỏi không giận dữ.
----
Kẻ khéo thắng dịch là không tranh với địch,
----
Khéo dùng người là hạ mình ở dưới người.
----
Đó là cái đức của sự không tranh,
----
Đó là cái khéo của sự dùng người.
----
Đó là hợp với chỗ cùng cực của Đạo trời.
Có cái qui luật động lực và phản động lực rồi, mới sản sinh ra cái cục thế
bạo lực với bạo lực.
----
Ai lấy Đạo mà phò vua,
----
Thì không dùng binh mà bức thiên hạ,
----
Vì việc như vậy thường hay trở về (nghĩa là dùng binh bức thiên hạ thì
lại bị thiên hạ dùng binh bức lại mình)
----
Chỗ nào đóng quân thì gai góc mọc đầy,
----
Sau cuộc chinh chiến tất mất mùa.